NHỰA GIÁ TRỊ THẤP - GIẢI PHÁP XANH CHO “Ô NHIỄM TRẮNG” - NHẬN DIỆN “NHỰA CÓ KHẢ NĂNG TÁI CHẾ THẤP”!

Thứ 5, 11/08/2022, 15:34 GMT+7

Ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và túi nilon hay còn gọi là "ô nhiễm trắng”, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người. Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có lượng rác thải nhựa và túi nilon ngày càng gia tăng và khó kiểm soát. Vì vậy, việc kiểm soát rác thải nhựa và túi nilon đang trở thành vấn đề môi trường cấp bách hiện nay. Để giảm thiểu "ô nhiễm trắng" cần nhiều giải pháp đồng bộ, lâu dài và thay đổi thói quen của cộng đồng. 

NHỰA CÓ KHẢ NĂNG TÁI CHẾ THẤP?

Là những loại chất thải được cấu thành từ chất liệu nhựa chất lượng thấp, sử dụng một lần, không có khả năng tái chế hoặc có khả năng tái chế rất thấp. Bởi chúng không thể tái chế hoặc có giá trị tái chế thấp nên chúng thường bị lãng quên, xả thải ra môi trường hoặc đi vào các bãi chôn lấp (không thể phân hủy trong hàng trăm năm,…), hiện chưa có giải pháp thu hồi để xử lý phù hợp.

NGUỒN GỐC PHÁT SINH?

1. Từ cá nhân, hộ gia đình.

2. Doanh nghiệp, công ty.

3. Hoạt động tổ chức sự kiện

4. Chuỗi cà phê

5. Nhà hàng

6. Chợ, trung tâm thương mại

7. Quán hàng đồ ăn nhanh…

8. Hoạt động du lịch nhà hàng khách sạn….

9. Đánh bắt thủy hải sản trên sông, biển

10. Hoạt động y tế

11. Hoạt động nông nghiệp vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật…

12. …..

 
nhựa có giá trị tái chế thấp

Ảnh: Nhựa có giá trị tái chế thấp

Nhựa và nguồn gốc phát sinh:

- Sản phẩm nhựa dùng 1 lần: bát, đũa, ly, cốc, thìa, dĩa, ống hút, hộp đựng, màng bọc thực phẩm,...từ chuỗi cửa hàng F&B; nhà hàng, khách sạn; chợ, TTTM; trường học; sự kiện; ...

- Thành phần vô cơ trong CTRSH từ bãi chôn lấp: hộp xốp, nhựa, túi nilong, nhãn, vỏ chai PET, nắp, vỏ bánh, kẹo,...

nhựa có giá trị tái chế thấp

- Sản phẩm may mặc, giày da, phụ kiện thải bỏ: quần áo, giày dép, túi xách, ba lô, đồ da, ... (từ nhà máy sản xuất và sản phẩm hư/cũ sau sử dụng)

- Rác thải nhựa đại dương: chai nhựa, nilong, lưới đánh cá, ngư cụ, ...

nhựa có giá trị tái chế thấp

- Chất thải nhựa y tế: khẩu trang, găng tay, kính chắn, đồ bảo hộ, ...

nhựa có giá trị tái chế thấp

- Rác thải nhựa nông nghiệp: bao bì thuốc BVTV, nilong bọc quả/ phủ đất, màng nhựa nhà kính, ...

nhựa có giá trị tái chế thấp

NHẬN DIỆN “NHỰA CÓ KHẢ NĂNG TÁI CHẾ THẤP”: HƯỚNG DẪN NHẬN BIẾT VÀ PHÂN LOẠI

Ký hiệu bởi hình tam giác với 3 mũi tên gắn liền nhau và con số phía trong và ký hiệu chữ cái viết tắt chất liệu nhựa là dấu hiệu để nhận dạng loại nhựa có khả năng tái chế hoặc có khả năng tái chế thấp.

1. PETE HOẶC PET – được ký hiệu bởi hình tam giác với ba mũi tên liền nhau và số 1 bên trong

- Là một trong những loại nhựa được sử dụng phổ biến nhất trong các sản phẩm tiêu dùng và được tìm thấy hầu hết các loại nước ngọt và nước khoáng, chai, lọ và một số bao bì hoặc hộp đựng thực phẩm.

- PET là vật liệu có thể tái chế hoàn toàn từ chai thành chai.

- Các sản phẩm thường được tái chế từ PET tái chế bao gồm chai lọ pet mới, thảm, quần áo, dây đai công nghiệp, dây thừng, phụ tùng ô tô, chất làm đầy cho áo khoác, vật liệu xây dựng và bao bì bảo vệ.

2. HDPE - được ký hiệu bởi hình tam giác với ba mũi tên liền nhau và số 2 bên trong

- Là loại nhựa được làm từ dầu mỏ, được sử dụng trong sản xuất chai nhựa, đường ống dẫn nước, băng tải, bao bì mỹ phẩm, hóa chất, bàn ăn ngoài trời, ghế nhựa, ghế công viên, thùng rác, lót cho xe tải các dụng cụ ngoài trời, bình đựng sữa trẻ em, hộp ngũ cốc, hộp sữa chua, chai đựng chất tẩy rửa, chai dầu gội …

- Gần như không phân hủy và tạo ra các chất nguy hiểm đối với môi trường. Chúng được tái chế hoàn toàn và sử dụng như nhựa nguyên sinh, sử dụng làm bình sữa, chất tẩy rửa và chai dầu, đồ chơi cho trẻ em và một số túi nhựa.

3. PVC - được ký hiệu bởi hình tam giác với ba mũi tên liền nhau và số 3 bên trong

-  Là loại polyme nhựa tổng hợp được sản xuất rộng rãi sử dụng trong xây dựng đường ống, cửa ra vào và cửa sổ, chai lọ, bao bì thực phẩm và các loại thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng, áo mưa, thiết bị y tế, vật liệu xây dựng và đồ chơi trẻ em.

-  Gần như không thể tái chế được – rất độc.

4. LDPE – được ký hiệu bởi hình tam giác với ba mũi tên liền nhau và số 4 bên trong

- Sử dụng để sản xuất thùng chứa khác nhau, chai pha chế, chai đựng mỹ phẩm, ống hút, túi nhựa. 

- Có thể tái chế nhưng không phải hoàn toàn, các chai nhựa cứng có thể tái chế thành các vật dụng khác. Các túi bóng, bịch bóng, màng bọc thực phẩm thường không được thu gom và tái chế. 

5. PP - được ký hiệu bởi hình tam giác với ba mũi tên liền nhau và số 5 bên trong

- PP là vật liệu chắc chắn về mặt cơ học, là loại nhựa hàng hóa được sản xuất và nó thường được sử dụng trong ngành công nghiệp bao bì và in ấn.

- Nhựa PP có thể tái chế nhưng chi phí tái chế khá cao và ứng dụng thường và các vật dụng nhỏ kết hợp với các vật liệu khác như nắp chai, bàn chải đánh răng, dao cạo râu gây khó khăn trong quá trình thu gom và phân loại.

6. PS - được ký hiệu bởi hình tam giác với ba mũi tên liền nhau và số 6 bên trong

- PS thường được sử dụng chế tạo các bao bì xốp bảo vệ sản phẩm, nắp đậy, chai, khay, hộp đựng cơm, dao kéo dùng một lần, các sản phẩm nhựa dùng 1 lần.

-  Không thể tái chế.

7.  PC - được ký hiệu bởi hình tam giác với ba mũi tên liền nhau và số 7 bên trong

- Nhựa PC: Loại nhựa này thường được sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp, tuy nhiên có thể thấy chúng được dùng đựng nước uống đóng chai, chai chứa thực phẩm tiệt trùng. 

- Không thể tái chế

nhựa có khả năng tái chế thấp

Ảnh: Minh họa nhận diện khả năng tái chế nhựa

Chúng tôi Môi Trường Á Châu luôn sẵn sàng Đồng hành cùng các nhà máy, nhãn hàng, tổ chức, doanh nghiệp, ...+++ mong muốn cung cấp giải pháp bền vững về môi trường, xem "CHẤT THẢI LÀ TÀI NGUYÊN" theo định hướng mô hình nền kinh tế tuần hoàn. 

Nguồn: Môi Trường Á Châu
 

Ý kiến bạn đọc