Ngày Nước thế giới 22 tháng 3 năm 2023 được Liên Hợp Quốc phát động với chủ đề là “Accelerating Change” - “Thúc đẩy sự thay đổi” nhấn mạnh vai trò của nước là nền tảng cho tất cả các khía cạnh của cuộc sống và là cốt lõi của sự phát triển bền vững ở mỗi quốc gia; đồng thời hướng đến giải quyết cuộc khủng hoảng về nước và vệ sinh môi trường trên toàn cầu. Qua đó, kêu gọi cộng đồng cùng thực hiện các chương trình hành động bảo vệ tài nguyên nước để tạo ra sự khác biệt bằng cách thay đổi cách thức sử dụng, khai thác và quản lý nước trong cuộc sống hàng ngày.
Trong Ngày Nước thế giới, chim ruồi mang theo câu chuyện, gợi cho chúng ta phản ứng khi đối mặt khủng hoảng: Chúng ta đứng nhìn (?) hay chúng ta hành động (?)
Quy định và hướng dẫn về việc tái sử dụng nước thải đã được Chính phủ cụ thể trong Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, hiệu lực ngày 10/01/2022. Trong đó, tại Điều 57 - Yêu cầu chung về quản lý nước thải, đặc biệt là việc phòng ngừa, giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và xử lý nước thải phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật Bảo vệ môi trường và một số quy định cụ thể sau:
1. Nước thải phải được quản lý để giảm khai thác, tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên nước, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
2. Sử dụng tối đa giá trị của nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt thông qua việc áp dụng các giải pháp theo thứ tự ưu tiên sau:
Tại Điều 74, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định: "Nước thải được tái sử dụng khi đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành phù hợp với mục đích sử dụng nước". Trong đó:
"Thu gom, lưu trữ để tái sử dụng nước mưa; thu gom, xử lý, tái sử dụng nước thải" là một trong các tiêu chí kinh tế tuần hoàn đối với các chủ dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp. (Điều 138, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
Nhiều khu vực trên thế giới đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, việc tái sử dụng hay tuần hoàn nước thải sau xử lý (có kiểm soát) phục vụ các hoạt động khác nhằm tiết kiệm nước và cung cấp nguồn nước thay thế phù hợp để đáp ứng phần lớn nhu cầu về nước, ngoại trừ nước ăn uống đòi hỏi chất lượng cao hơn. Mục đích của việc tái sử dụng nước đang tăng lên ở các khu đô thị của nhiều quốc gia, bao gồm phun tưới cảnh quan; sử dụng trong công nghiệp; nước xả nhà vệ sinh và bồn tiểu; dùng để chữa cháy và dập lửa, làm sạch đường phố; sử dụng cho các mục đích giải trí và môi trường (nước có tính chất trang trí, bổ sung cho các thủy vực); rửa xe cộ và các phương tiện giao thông. Các hệ thống tái sử dụng nước tập trung này đã phát triển đến mức được coi là hợp phần hữu hiệu trong quản lý nước đô thị và được sử dụng rộng rãi ở nhiều thành phố và quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp luật khuyến khích việc tái sử dụng nước, hiện nay gồm có: Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước,... cùng các hướng dẫn tại các địa phương, để đảm bảo hoạt động tái sử dụng nước được triển khai và kiểm soát.
Là hoạt động được khuyến khích, tuy nhiên, để được tái sử dụng cho mục đích tưới cây, rửa đường trong khuôn viên cơ sở, nước thải sau xử lý phải bảo đảm đạt các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải tương ứng và xác định phương án tái sử dụng trong hồ sơ môi trường. Cụ thể một số trường hợp như sau:
Cho phép tái sử dụng nước thải sinh hoạt đã được xử lý bảo đảm đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt cột A (QCVN 14: 2008/BTNMT) và bảo đảm đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước phù hợp cho mục đích tưới cột B1 (QCVN 08-MT:2015/BTNMT) để tưới cây trong phạm vi của chính cơ sở đó. Trường hợp tái sử dụng nước thải sau xử lý để dội nhà vệ sinh, rửa đường trong khuôn viên cơ sở thì chủ cơ sở có trách nhiệm xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định tại QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột A1 trước khi tái sử dụng.
Đối với nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng phải được xử lý đáp ứng quy định tại Quy chuẩn QCVN 01-195:2022/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng (ban hành kèm Thông tư số 28/2022/TT-BNNPTNT), hiệu lực từ ngày 30/06/2023.
Nguồn: Môi Trường Á Châu