Ngày Môi trường Thế giới năm 2024: tăng cường hành động phục hồi đất đai, chống hạn hán và sa mạc hóa!

Thứ 4, 24/01/2024, 06:34 GMT+7

Ngày Môi trường Thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 5 tháng 6, bởi Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vào năm 1972. Năm nay, Vương quốc Ả Rập Xê Út sẽ là quốc gia chủ trì tổ chức Ngày Môi trường Thế giới năm 2024, với chủ đề tập trung vào phục hồi đất đai, sa mạc hóa và chống hạn hán (land restoration, desertification, and drought resilience).

Suốt 5 thập kỷ qua, UNEP đã phát triển thành một trong những nền tảng toàn cầu lớn nhất cho việc tiếp cận môi trường với sự kết nối lên đến hàng chục triệu người tham gia trực tuyến và hoạt động vì môi trường, con người trên thế giới.

ngày môi trường thế giới 2024 sa mạc hóa

Vương quốc Ả Rập Xê Út là quốc gia đăng cai tổ chức Ngày Môi trường Thế giới 2024

Vào 05/06/2024, Vương quốc Ả Rập Xê Út sẽ là quốc gia chủ trì tổ chức Ngày Môi trường Thế giới năm 2024, với chủ đề tập trung vào phục hồi đất đai, sa mạc hóa và chống hạn hán.

Năm 2024 sẽ đánh dấu kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa. Phiên họp thứ mười sáu của Hội nghị các bên (COP 16) của Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD) sẽ được tổ chức tại thủ đô Riyadh của Vương quốc Ả Rập Xê Út, từ ngày 2 đến ngày 13 tháng 12 năm 2024.

Năm 2024 cũng sẽ là năm tất cả mọi người trên thế giới đồng hành cùng nhau sau Hội nghị thượng đỉnh G20 để thúc đẩy tăng trưởng, bền vững và toàn diện. Với các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) được đẩy nhanh tiến độ để một tương lai Xanh Bền Vững.

 Biểu tượng Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Ấn Độ năm 2023

Hình ảnh: biểu tượng G20 Ấn Độ 2023 ẩn chứa nhiều triết lý Đạo Phật. "Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hoa sen vẫn nở", thể hiện chủ đề "Một trái đất - một gia đình - một tương lai", phát triển hài hòa với thiên nhiên.

Tại sao Phục hồi Đất được chọn làm chủ đề cho Ngày Môi trường Thế giới năm 2024?

Trãi qua hàng triệu triệu năm trước khi có sự sống xuất hiện, vòng lặp "đại tuần hoàn địa chất" là quá trình phong hóa để tạo thành mẫu chất. Từ khi Trái Đất xuất hiện sự sống thì vòng "tiểu tuần hoàn sinh học" ở quy mô nhỏ kết hợp với quá trình phong hóa mà hình thành đất mới, tạo những nhân tố cơ bản cho độ phì nhiêu cũng như dinh dưỡng trong đất.

Sự liên kết giữa hai vòng tuần hoàn là sự thống nhất tạo nên bản chất của quá hình hình thành đất.

Theo Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa, có tới 40% đất đai trên hành tinh bị suy thoái, ảnh hưởng trực tiếp đến một nửa dân số thế giới và đe dọa khoảng một nửa GDP toàn cầu (44 nghìn tỷ USD). Số lượng các đợt và thời gian hạn hán đã tăng 29% kể từ năm 2000 - nếu không có hành động khẩn cấp, hạn hán có thể ảnh hưởng đến hơn 3/4 dân số thế giới vào năm 2050.

Phục hồi đất là trụ cột chính trong Thập kỷ về Phục hồi Hệ sinh thái của Liên hợp quốc giai đoạn 2021-2030, một lời kêu gọi tập hợp để bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái trên toàn thế giới, điều này rất quan trọng để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Chúng ta rất cần những hành động như vậy khi thế giới đang đối mặt với sự gia tăng đáng lo ngại của 3 cuộc khủng hoảng cấp hành tinh: khủng hoảng biến đổi khí hậu, khủng hoảng về thiên nhiên và mất đa dạng sinh học cũng như khủng hoảng ô nhiễm và lãng phí. Cuộc khủng hoảng này đang khiến hệ sinh thái thế giới bị tấn công. Hàng tỷ ha đất bị suy thoái, ảnh hưởng đến gần một nửa dân số thế giới và đe dọa một nửa GDP toàn cầu. Cộng đồng nông thôn, nông dân sản xuất nhỏ và người nghèo bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Nhưng việc phục hồi đất có thể đảo ngược tình trạng suy thoái đất, hạn hán và sa mạc hóa. Mỗi đô la đầu tư vào việc phục hồi có thể mang lại tới 30 đô la Mỹ cho sự phát triển hệ sinh thái. Phục hồi thúc đẩy sinh kế, giảm nghèo và tăng khả năng phục hồi đất trước thời tiết khắc nghiệt. Phục hồi đất làm tăng hấp thụ carbon và làm chậm biến đổi khí hậu. Chỉ khôi phục 15% đất đai và ngừng chuyển đổi thêm có thể tránh được tới 60% nguy cơ tuyệt chủng.

Chúng ta có thể hi vọng khi các nước đã cam kết sẽ khôi phục 1 tỷ ha, diện tích lớn hơn cả Trung Quốc. Thông qua Ngày Môi trường Thế giới và thông qua việc đăng cai tổ chức Hội nghị của các bên về Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa vào tháng 12 này, Vương quốc Ả Rập Xê Út có thể tạo động lực và hành động hướng tới các mục tiêu phục hồi này cùng các quốc gia trên thế giới.

Thông điệp dành cho Ngày Môi trường Thế giới 2024: #GenerationRestoration

Đất là sự sống. Đó là mặt đất nơi chúng ta đứng và đất nuôi sống chúng ta. Nhưng đất đai của chúng ta đang xuống cấp do hoạt động tiêu thụ, sản xuất nông nghiệp không bền vững và các vấn đề ô nhiễm. Suy thoái đất ảnh hưởng tiêu cực đến 3,2 tỷ người. Dù vậy, đất vẫn tha thứ cho chúng ta. Chúng ta có thể khôi phục nó bằng cách trồng cây và trồng đa dạng hơn. Chúng ta có thể tránh sử dụng các chất ô nhiễm và hồi sinh nguồn nước.

Mục tiêu số 15: Tài nguyên và môi trường trên đất liền

SDG số 15 trong 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững

Ý nghĩa biểu tượng: Bảo vệ, khôi phục và thúc đẩy sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý rừng bền vững, chống sa mạc hóa, ngăn chặn và đảo ngược suy thoái đất và ngăn chặn mất đa dạng sinh học.

Mục tiêu số 17: Quan hệ đối tác vì các mục tiêu

SDG số 17 trong 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững

Ý nghĩa biểu tượng: Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững. Thể hiện sự đồng hành cùng nhau tạo nên môi trường xanh.

Chủ đề ngày Môi trường Thế giới và quốc gia đăng cai tổ chức từ năm 1972 đến nay

2023, Côte d’Ivoire | Solutions to Plastic Pollution #BeatPlasticPollution 
2022, Sweden | Only One Earth #OnlyOneEarth
2021, Pakistan | Ecosystem Restoration #GenerationRestoration
2020, Colombia | Time for Nature #TimeForNature
2019, People's Republic of China | Beat Air Pollution #BeatAirPollution
2018, India | Beat Plastic Pollution #BeatPlasticPollution
2017, Canada | Connecting People to Nature – in the city and on the land, from the poles to the equator #ImWithNature
2016, Angola | Zero Tolerance for the Illegal Wildlife Trade #WildForLife
2015, Italy | Seven Billion Dreams. One Planet. Consume with Care. #ConsumeWithCare
2014, Barbados | Raise Your Voice, Not the Sea Level #ClimateChange
2013, Mongolia | Think.Eat.Save. Reduce Your Foodprint  #ThinkEatSave
2012, Brazil | Green Economy: Does it Include You? #DoesItIncludeYou?
2011, India | Forests: Nature at Your Service
2010, Rwanda | Many Species. One Planet. One Future
2009, Mexico | Your Planet Needs You: Unite to Combat Climate Change
2008, New Zealand | Kick the Habit! Towards a Low Carbon Economy
2007, Norway | Melting Ice - a Hot Topic?
2006, Algeria | Deserts and Desertification – Don’t Desert Drylands!
2005, United States of America | Green Cities: Plan for the Planet!
2004, Spain | Wanted! Seas and Oceans - Dead or Alive?
2003, Lebanon | Water - Two Billion People Are Dying for It!
2002, People's Republic of China | Give Earth a Chance
2001, Italy and Cuba | Connect with the World Wide Web of Life
2000, Australia | The Environment Millennium - Time to Act
1999, Japan | Our Earth – Our Future – Just Save It!
1998, Russian Federation | For Life on Earth – Save Our Seas
1997, Republic of Korea | For Life on Earth
1996, Türkiye | Our Earth, Our Habitat, Our Home
1995, South Africa | We the Peoples: United for the Global Environment
1994, United Kingdom | One Earth One Family
1993, People's Republic of China | Poverty and the Environment – Breaking the Vicious Circle
1992, Brazil | Only One Earth, Care and Share
1991, Sweden | Climate Change. Need for Global Partnership
1990, Mexico | Children and the Environment
1989, Belgium | Global Warming; Global Warning
1988, Thailand | When People Put the Environment First, Development Will Last
1987, Kenya | Environment and Shelter: More Than A Roof
1986, Canada | A Tree for Peace 
1985, Pakistan | Youth: Population and the Environment
1984, Bangladesh | Desertification
1983, Bangladesh | Managing and Disposing Hazardous Waste: Acid Rain and Energy
1982, Bangladesh | Ten Years After Stockholm (Renewal of Environmental Concerns)
1981, Bangladesh | Ground Water; Toxic Chemicals in Human Food Chains
1980, Bangladesh | A New Challenge for the New Decade: Development Without Destruction
1979, Bangladesh | Only One Future for Our Children – Development Without Destruction
1978, Bangladesh | Development Without Destruction
1977, Bangladesh | Ozone Layer Environmental Concern; Lands Loss and Soil Degradation
1976, Canada | Water: Vital Resource for Life
1975, Bangladesh | Human Settlements
1974, United States of America | Only One Earth
1973, Switzerland | Only One Earth
1972, Sweden | Stockholm Conference on Human Environment

Nguồn: Môi Trường Á Châu tổng hợp

Ý kiến bạn đọc