Nâng cao kiến thức pháp luật về môi trường!

Thứ 3, 11/04/2023, 04:38 GMT+7

Hội Luật gia Việt Nam vừa hội nghị tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường cho cán bộ, hội viên.

Theo đó, các nội dung chuyên đề pháp luật về môi trường được phổ biến tại hội nghị bao gồm: Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; Bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra; Những quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và thực tiễn thi hành trong các dự án lấn biển và bảo vệ môi trường biển; Pháp luật về thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và thực tiễn; Chính sách, pháp luật về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường và vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường.

Tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ, hội viên là hoạt động nằm trong Chương trình công tác năm 2023 của Hội Luật gia Việt Nam.

Năm 2018, Hội Luật gia Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký kết Chương trình phối hợp về phối hợp công tác xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2018-2023. Trên cơ sở đề xuất của Hội Luật gia Việt Nam và Bộ Tài nguyên và môi trường, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giao cho Hội Luật gia Việt Nam nhiệm vụ “Tuyên truyền, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ, hội viên của Hội Luật gia các cấp”.

pháp luật về môi trường

Hội nghị tập huấn tại Thành Phố Hạ Long (Quảng Ninh) 

Đối với nhiệm vụ xây dựng chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, Hội Luật gia Việt Nam xác định 5 phương thức tham gia, bao gồm: Tham gia Ban soạn thảo, Tổ Biên tập Luật Bảo vệ môi trường, các dự án luật liên quan đến bảo vệ môi trường và dự thảo các văn bản hướng dẫn thi hành; tham gia thẩm định, thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; Tổ chức Hội thảo khoa học, tọa đàm, hội nghị góp ý, phản biện xã hội cho các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; Tham gia rà soát, khảo sát, tổng kết, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật nhằm phát hiện những bất cập, mâu thuẫn hoặc những vấn đề phát sinh mới trong thực tiễn có vai trò quan trọng góp phần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường và tham gia xây dựng các quy chế, hương ước, quy ước văn hoá và các quy định tự quản khác ở địa phương, đơn vị, cơ sở trong đó lồng ghép các nội dung về bảo vệ môi trường.

Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

Ý kiến bạn đọc