Kinh tế tuần hoàn là kim chỉ nam trong chiến lược phát triển bền vững của Vinamilk

Thứ 2, 04/01/2021, 02:32 GMT+7

 

Vinamilk Doanh nghiệp bền vững của Việt Nam năm 2020

Ảnh: Phó Chủ Tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao hoa chúc mừng cho Top các Doanh nghiệp bền vững của Việt Nam năm 2020 (Nguồn: Vinamilk)

Đây cũng là năm thứ 5 liên tiếp Vinamilk được Chương trình đánh giá, công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam (CSI 100) vinh danh vì sự tiên phong và sáng tạo trong việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững.

Để nhận được sự đánh giá cao nhất trong danh sách doanh nghiệp bền vững Việt Nam, Vinamilk đã không ngừng nỗ lực để đáp ứng các tiêu chí sàng lọc khắt khe dựa trên Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) và đi đầu trong việc triển khai các sáng kiến phát triển bền vững. Bộ chỉ số CSI được xây dựng như thước đo giá trị của doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí về phát triển bền vững trong 3 lĩnh vực chính là kinh tế, môi trường và xã hội.


Mô hình kinh tế tuần hoàn

"Kinh tế sản xuất thông thường bắt đầu từ khai thác tài nguyên, sản xuất, tiêu dùng và cuối cùng là thải bỏ, kinh tế tuần hoàn hướng tới khôi phục và tái tạo để sản xuất các sản phẩm khác, qua đó tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng thay vì tiêu tốn chi phí khai thác tài nguyên mới và chi phí xử lý chất thải. Vì vậy, việc phát triển kinh tế tuần hoàn, trong đó chú trọng tái sử dụng các phế liệu và rác thải, được đánh giá là giải pháp có thể giúp các nước phát triển bền vững và thân thiện với môi trường."

Ứng dụng kinh tế tuần hoàn phát triển bền vững

Bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Công ty cho biết, định hướng kinh tế tuần hoàn là kim chỉ nam trong chiến lược phát triển bền vững của Vinamilk. Vinamilk sẽ đẩy mạnh hơn nữa các chương trình, sáng kiến Phát triển bền vững; thiết lập bộ phận chuyên môn phụ trách về Kinh tế tuần hoàn; nỗ lực hoàn thành mục tiêu Phát triển bền vững đã đề ra, hướng đến top 30 công ty sữa lớn nhất thế giới và trở thành công ty sữa tạo ra nhiều giá trị nhất Đông Nam Á theo mục tiêu chiến lược.

Cụ thể hóa định hướng này, Vinamilk đã ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn vào hệ thống trang trại và nhà máy từ nhiều năm qua. Bước đầu các sáng kiến này đã mang lại các hiệu quả tích cực.

photo-1-16005003808041743522947

 

Đơn cử như tại các trang trại bò sữa, vòng tuần hoàn nông nghiệp xanh của Vinamilk với trọng tâm là công nghệ Biogas và nguyên lý biến chất thải thành tài nguyên. Đây là điểm sáng đáng ghi nhận trong nỗ lực triển khai kinh tế tuần hoàn tại Vinamilk, mang đến lợi ích đáng kể về môi trường, tận dụng năng lượng tái tạo và giảm thiểu đáng kể lượng CO2 phát thải.

 

photo-4-1600500382350859833097

 

Bên cạnh đó, Vinamilk cũng tích cực đảm bảo giá trị nguồn tài nguyên đất quý giá của nông nghiệp với việc ứng dụng vòng tuần hoàn tái tạo đất theo công nghệ Nhật Bản và hình thức canh tác hữu cơ (organic). Tính đến hết năm 2019, tổng diện tích đồng cỏ chăn nuôi hữu cơ của Vinamilk đã tăng lên 10 lần so với năm 2016.

Ở mảng nhà máy, song song triển khai hệ thống quản lý môi trường và năng lượng chuẩn quốc tế, Vinamilk tích cực thực hiện các sáng kiến bền vững. Nổi bật là 100% nước thải được xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn đầu ra nghiêm ngặt. Một phần nước được tái sử dụng để phục vụ các khâu sản xuất và hoạt động của nhà máy. Lộ trình cắt giảm chất thải và phát thải cũng được Vinamilk đẩy mạnh.

photo-5-16005003818341986797244

 

Cụ thể như các mục tiêu giảm lượng nhựa sử dụng trong quá trình sản xuất, sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo từ biomass và CNG, hệ thống chiếu sáng bằng đèn led, các dự án đầu tư sử dụng năng lượng mặt trời tại tất cả các trang trại bò sữa sẽ được chính thức khởi động vào năm 2021… Định hướng dài hạn của Vinamilk sẽ tập trung vào ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và vận hành để đảm bảo chất lượng, cải thiện năng suất, tối ưu hóa nguồn lực hướng đến phát triển bền vững.

Nỗ lực hướng đến tăng tỉ lệ tái chế, tái sử dụng… tạo ra những tác động tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, hài hòa giữa giá trị về kinh doanh, môi trường và xã hội, Vinamilk là doanh nghiệp được đánh giá cao về sự chủ động áp dụng nhiều sáng kiến cũng như triển khai các hoạt động hướng đến mục tiêu Phát triển bền vững như: Năng lượng bền vững với việc sử dụng năng lượng xanh; Tiết kiệm nguồn tài nguyên và chi phí sử dụng nước; Quản lý nguồn thải hiệu quả.

 

Nguồn: http://baochinhphu.vn/

Ý kiến bạn đọc