Hướng đến việc triển khai thành công quy định EPR tại Việt Nam

Thứ 5, 30/05/2024, 10:31 GMT+7

Sáng 26/10, tại TP.HCM Liên minh tái chế bao bì Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Hướng đến việc triển khai thành công quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuấ (EPR) tại Việt Nam”.

Hội thảo do ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch PRO Việt Nam chủ trì. Tham dự Hội thảo có ông Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT); ông Hoàng Mạnh Hà - Tổng Biên tập Báo TN&MT, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Báo chí Phát triển Xanh hướng đến NetZero Carbon; bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM; cùng đại diện các công ty môi trường đô thị, các chuyên gia trong lĩnh vực tái chế rác thải và đại diện của một số tổ chức phi chính phủ.

EPR

Các diễn giả chia sẻ tại hội thảo

Theo ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PROVN ), Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á áp dụng công cụ EPR như một quy định bắt buộc của Luật Bảo vệ Môi trường. Đây là một bước tiến rất dài và là một nỗ lực đáng kể của Quốc gia trong việc giữ gìn nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau.

Tại Việt Nam, hoạt động tái chế Việt Nam còn dựa chủ yếu vào lực lượng phi chính thức như đồng nát, ve chai, làng nghề tái chế...Từ thu gom tới tái chế cần một quy trình theo tiêu chuẩn. Chúng ta đang thiếu nghiêm trọng cơ sở hạ tầng tái chế đạt tiêu chuẩn EPR. Đặc biệt những nhà máy đủ khả năng tái chế các loại rác". Để giảm định mức tái chế cũng như thực hiện thành công EPR, các trụ cột, lực lượng cần cùng kết hợp chặt chẽ, liên kết, cùng thúc đẩy nhau tiến lên.

Theo bà Nguyễn Thị Hoài Linh - giám đốc quốc gia tổ chức hành động vì môi trường và phát triển (ENDA) tại Việt Nam., hiện nay, lực lượng thu gom rác thải chính là các lực lượng phi chính thức (đồng nát, ve chai...). Lực lượng này phải làm việc trong môi trường độc hại, không được bảo vệ lẫn phúc lợi xã hội, dưới tác động của công cụ chính sách EPR, phế thải có thể bán với giá cao hơn. Bên cạnh đó, lực lượng không chính thức cũng có cơ hội nhận được hỗ trợ từ Quỹ bảo vệ môi trường từ công cụ EPR để cải thiện cuộc sống.

Tuy nhiên, bà Linh nhận định EPR sẽ thúc đẩy việc thành lập các công ty tái chế chuyên nghiệp cạnh tranh trực tiếp với các cơ sở tái chế tại và các làng nghề. Hơn nữa, các quy định EPR sẽ yêu cầu các cơ sở tái chế đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe theo quy định của pháp luật. Để lực lượng phi chính thức đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn khắt khe trên vô cùng khó. Chính vì vậy, cần được quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn lực lượng này trong thời gian tới.

Nguồn: Theo Môi trường và Đô thị, "Hướng đến việc triển khai thành công quy định EPR tại Việt Nam" đăng ngày 26/10/2023, xem tại link https://www.moitruongvadothi.vn/huong-den-viec-trien-khai-thanh-cong-quy-dinh-epr-tai-viet-nam-a146154.html, truy cập ngày 30/05/2024.

Bài viết hữu ích?
0/5
(0 đánh giá)
Ý kiến bạn đọc