Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thực hiện đúng và đầy đủ báo cáo không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn tạo cơ hội để nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện hình ảnh doanh nghiệp trong mắt cộng đồng và các đối tác - Công ty Môi trường Á Châu luôn sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp tại Quảng Trị trong công tác bảo vệ môi trường.
Theo Báo cáo công tác bảo vệ môi trường (BCCT BVMT) là một báo cáo định kỳ hằng năm mà doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện để báo cáo đến cơ quan quản lý về tổng thể công tác bảo vệ môi trường của mình.
BCCT BVMT phản ánh toàn diện hoạt động giám sát, kiểm soát và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên trong phạm vi hoạt động của tổ chức, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý môi trường và là căn cứ quan trọng để xây dựng chính sách phát triển bền vững
Việc thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường là trách nhiệm bắt buộc của doanh nghiệp nhằm tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường. Thông qua báo cáo, doanh nghiệp thể hiện sự minh bạch và trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường từ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng đánh giá hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp nhằm phát triển kinh tế gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường bền vững. Ngoài ra, việc làm báo cáo đầy đủ, đúng hạn còn góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp và tạo lợi thế cạnh tranh trong xu hướng phát triển xanh, bền vững hiện nay.
Theo Khoản 1 Điều 66 ở Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định những doanh nghiệp, cơ sở sau phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường:
- Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
- Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
- Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được miễn đăng ký môi trường quy định tại Điều 32 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì không phải nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường. Cụ thể bao gồm:
- Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải với khối lượng nhỏ, được xử lý bằng công trình xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương.
- Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg/ngày được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương; hoặc phát sinh nước thải dưới 05 m3/ngày, khí thải dưới 50 m3/giờ được xử lý bằng công trình thiết bị xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương.
- Danh mục dự án đầu tư, cơ sở được miễn đăng ký môi trường quy định tại Phụ lục XVI Nghị định 08/2022/NĐ-CP
Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 66 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 07/2025/TT-BTNMT, việc lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường được thực hiện như sau:
Nội dung báo cáo:
Theo khoản 3 Điều 119 Luật Bảo vệ môi trường 2020, nội dung của báo cáo công tác bảo vệ môi trường phải đảm bảo những nội dung chính sau đây:
- Kết quả hoạt động của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đối với chất thải;
- Kết quả khắc phục các yêu cầu về bảo vệ môi trường của cơ quan thanh tra, kiểm tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);
- Kết quả quan trắc và giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động, liên tục;
- Công tác quản lý chất thải rắn, quản lý chất thải nguy hại;
- Công tác quản lý phế liệu nhập khẩu (nếu có);
- Hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (nếu có);
- Các kết quả, hoạt động, biện pháp bảo vệ môi trường khác.
Hình thức thể hiện báo cáo:
Theo khoản 3 điều 66 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được thể hiện bằng một trong các hình thức sau:
a) Báo cáo bằng văn bản giấy, có chữ ký của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và bản điện tử (file.doc). Các biểu mẫu tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo phải được đóng dấu giáp lai. Báo cáo theo hình thức này được gửi theo phương thức quy định tại các điểm b, c, và d khoản 4 Điều này;
b) Báo cáo bằng văn bản điện tử theo thể thức định dạng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc được số hóa từ văn bản giấy, có chữ ký điện tử của người có thẩm quyền và đóng dấu điện tử của đơn vị. Báo cáo theo hình thức này được gửi theo quy định tại điểm a và điểm đ khoản 4 Điều này.
Theo khoản 4, điều 66 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau:
a) Gửi qua hệ thống thông tin môi trường các cấp hoặc hệ thống thông tin khác của địa phương;
b) Gửi, nhận trực tiếp;
c) Gửi, nhận qua dịch vụ bưu chính;
d) Gửi, nhận qua Fax;
đ) Gửi, nhận qua hệ thống thư điện tử;
e) Phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Tần suất thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 119 Luật Bảo vệ môi trường 2020 là 01 lần/năm.
Theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT và Quyết định số 3323/QĐ-BTNMT về việc đính chính lỗi kỹ thuật tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT, thời gian nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường là trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo.
Gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan được quy định tại khoản 5 Điều 66 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT như sau:
- Cơ quan cấp giấy phép môi trường;
- Cơ quan tiếp nhận đăng ký môi trường;
- Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi dự án đầu tư, cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ);
- Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp (đối với các cơ sở nằm trong khu kinh tế, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp).
Theo quy định tại Điều 43, Nghị định 45/2022/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và tại khoản 2 Điều 6 của nghị định này, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, các hành vi vi phạm sẽ có mức phạt cụ thể như sau:
- Đối với hành vi không lập báo cáo, báo cáo không đúng, không đầy đủ hoặc không gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
- Đối với hành vi cản trở trái phép việc quan trắc, thu thập, trao đổi, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- Đối với hành vi không thu thập, lưu giữ và quản lý thông tin môi trường theo quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
- Đối với hành vi xâm nhập trái phép vào hệ thống lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường theo quy định: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
- Đối với hành vi chỉnh sửa làm sai khác thông tin dữ liệu, tẩy xóa dữ liệu, thông tin về môi trường, kết quả quan trắc môi trường: Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.
Môi trường Á Châu là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn môi trường, báo cáo công tác bảo vệ môi trường tại Quảng Trị và các tỉnh miền Trung. Với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường, Môi trường Á Châu đã thực hiện hồ sơ, báo cáo môi trường cho doanh nghiệp lớn nhỏ với đa dạng quy mô, ngành nghề trên khắp cả nước. Môi Trường Á Châu cam kết mang đến giải pháp tối ưu, tuân thủ đúng quy định môi trường, giúp doanh nghiệp an tâm sản xuất.
Nếu bạn đang chuẩn bị đầu tư hoặc vận hành dự án tại Quảng Trị, đừng để thủ tục môi trường cản trở quá trình phát triển của bạn. Hãy để Môi Trường Á Châu đồng hành trong việc tư vấn và thực hiện hồ sơ báo cáo công tác bảo vệ môi trường tại Quảng Trị, giúp bạn hợp pháp hóa hoạt động, tránh rủi ro pháp lý và góp phần bảo vệ môi trường bền vững.
Nguồn: Môi Trường Á Châu tổng hợp