Hội thảo Thị trường carbon rừng Kết quả sau COP27 và lộ trình xây dựng thị trường carbon rừng tại Việt Nam

Thứ 2, 30/01/2023, 04:14 GMT+7

Sáng 20-12, Tổng cục Lâm Nghiệp phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Lâm Nghiệp quốc tế (CIFOR) và Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) tổ chức Hội thảo Thị trường carbon rừng Kết quả sau COP27 và lộ trình xây dựng thị trường carbon rừng tại Việt Nam. Ông Trần Quang Bảo, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì hội thảo.

carbon rừng

 Hội thảo Thị trường carbon rừng Kết quả sau COP27 và lộ trình xây dựng thị trường carbon rừng tại Việt Nam

Hội thảo được tổ chức nhằm tạo diễn đàn, cập nhật kết quả đàm phán tại COP27 và phân tích hiện trạng, xu hướng tương lai của thị trường carbon rừng; chia sẻ kinh nghiệm từ các quốc gia khác về cách thiết lập và vận hành thị trường carbon rừng; hiện trạng và định hướng thị trường carbon rừng tại Việt Nam; từ đó đề xuất lộ trình xây dựng thị trường carbon rừng Việt Nam.

Theo thông tin tại Hội thảo, thị trường carbon đã được các cộng đồng quốc tế thúc đẩy như là một trong những cơ chế tài chính hiệu quả để giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng, bảo vệ rừng và nâng cao trữ lượng carbon từ các bể chứa carbon khác, như đất than bùn và đất ngập nước. Trong giai đoạn 2017- 2019, thế giới đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực cho sự phát triển của thị trường carbon rừng, với gần 400 triệu đô la Mỹ được tạo ra từ các giao dịch thị trường carbon tự nguyện toàn cầu, ít nhất 5,9 tỷ đô la Mỹ đã được chi trả cho các dự án bồi hoàn carbon rừng trên toàn thế giới và ít nhất 1,3 tỷ đô la Mỹ đã được các bên tăng cường để giải ngân hoặc ký hợp đồng để hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc bảo vệ rừng.

Tuy nhiên, các giao dịch này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thực sự của ngành lâm nghiệp cũng như chịu nhiều ảnh hưởng bởi các luật định quốc tế về vận hành của thị trường carbon và khung chính sách quốc gia.

Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo của hơn 193 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP27) tại Ai Cập đã thể hiện cam kết chính trị và hợp tác quốc tế để giải quyết một trong năm thách thức lớn nhất của toàn cầu, đó là nạn mất rừng và suy thoái rừng. Cùng với nhiều quốc gia khác trên thế giới trong đó có Na Uy, Việt Nam đã tham gia “Tuyên bố của các nhà Lãnh đạo Glasgow về rừng và sử dụng đất” tại COP26 và “Đối tác của các nhà Lãnh đạo về rừng và khí hậu” tại COP27.

Carbon rừng

Các đại biểu tham dự phát biểu trong hội thảo

Theo ông Trần Quang Bảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, thách thức, khó khăn lớn nhất là việc huy động được nguồn lực tài chính ổn định, bền vững để thực hiện các cam kết tại COP26 và COP27. Thực tế, lâm nghiệp là ngành không những có vai trò đặc biệt quan trọng đóng góp để thực hiện các cam kết mà còn là nguồn tài chính rất có tiềm năng thông qua thương mại carbon rừng.

Ông Bảo cũng nhấn mạnh, việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm, hợp tác với các quốc gia trong khu vực và dẫn đầu trong thị trường carbon rừng trên tế giới, cập nhật và nắm bắt các thông tin cập nhật về thị trường toàn cầu và xây dựng chính sách dựa vào các bằng chứng khoa học rất quan trọng và hữu ích cho Việt Nam.

Nguồn: Tổng Cục Lâm Nghiệp Việt Nam

Ý kiến bạn đọc