Hội thảo tham vấn về thúc đẩy hoạt động tái chế chất thải nhựa của doanh nghiệp!

Thứ 3, 20/12/2022, 12:17 GMT+7

Trong khuôn khổ thực hiện nghiên cứu về thực trạng công nghệ, những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động tái chế chất thải nhựa, ngày 23/09/2022, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội thảo tham vấn về thúc đẩy hoạt động tái chế chất thải nhựa của doanh nghiệp. Phó Viện trưởng – TS. Nguyễn Trung Thắng đã chủ trì Hội thảo. Ngoài ra, Hội thảo còn có sự tham dự của đại diện các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia có liên quan.

Tại Việt Nam, ước tính khoảng 25 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mỗi năm, trong đó, tỷ lệ rác thải nhựa chiếm từ 10-20% (khoảng 2,5 đến 5 triệu tấn) và tăng đột biến sau đại dịch Covid-19. Rác thải nhựa có thể bị thải bỏ ra môi trường và xâm nhập vào chuỗi thức ăn do bị tan rã thành các mảnh và hạt nhỏ hơn theo thời gian.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe. Tuy nhiên, cho đến nay, các nghiên cứu, kiến thức và đặc biệt sự tham gia của các cơ quan quản lý về vấn đề quản lý rác thải nhựa và tác động tới sức khỏe tại Việt Nam vẫn còn hạn chế.

tái chế chất thải nhựa

TS. Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phát biểu khai mạc Hội thảo

Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/01/2022 và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định về trách nhiệm tái chế, thu gom, xử lý sản phẩm, bao bì của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và các ưu đãi, hỗ trợ thúc đẩy tái chế nhựa (hỗ trợ về đất đai, ưu đãi, hỗ trợ về vốn đầu tư, ưu đãi về thuế, phí và lệ phí; cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án đầu tư mang lại lợi ích về môi trường).

Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện nay đang xây dựng các hướng dẫn cụ thể đối với hoạt động xử lý chất thải, bao gồm: (i) quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhâp khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải; (iii) quy định về tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.

Tại Hội thảo, đại diện Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường – ThS. Dương Thị Phương Anh đã trình bày báo cáo “Tổng quan hệ thống chính sách, pháp luật liên quan tái chế chất thải nhựa tại Việt Nam” bao gồm nội dung về (1) Chính sách, pháp luật liên quan đến tái chế chất thải nhựa tại Việt Nam và (2) Đánh giá các thuận lợi, khó khăn và hạn chế về chính sách tái chế chất thải nhựa tại Việt Nam. Hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý chất thải tiếp tục được hoàn thiện, đặc biệt sau khi luật Bảo vệ môi trường 2020 được thông qua kinh tế tuần hoàn; phân loại tại nguồn và thu phí theo khối lượng/ thể tích chất thải phát sinh; trách nhiệm thu hồi và tái chế sản phẩm, bao bì thải bỏ; lộ trình cấm sản xuất tiêu dùng sản phẩm nhựa sử dụng một lần và hạn chế chôn lấp trực tiếp. Do đó, thúc đẩy tái sử dụng, tái chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường cũng bước đầu đã đề cập đến chuyển đổi số, ứng dụng các nền tảng số. Cùng với đó, Nhà nước đã có các chính sách khuyến khích hoạt động tái chế chất thải (ưu đãi về đất đai, ưu đãi, ỗ trợ vốn đầu tư, ưu đãi về thuế, phí và lệ phí và trợ giá sản phẩm, dịch vụ về bảo vệ môi trường góp phần thúc đẩy các hoạt động tái chế tại Việt Nam.

tái chế chất thải nhựa

ThS. Dương Thị Phương Anh - đại diện Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phát biểu tại Hội thảo 

Cũng tại Hội thảo, đại diện nhóm nghiên cứu, PGS.TS. Nguyễn Đức Quảng đã trình bày báo cáo Công nghệ tái chế nhựa ở Việt Nam và tiếp cận xây dựng định mức chi phí tái chế Fs.

tái chế chất thải nhựa

Hội thảo được tổ chức là cơ hội trao đổi, tìm hiểu những khó khăn trong hoạt động tái chế chất thải nhựa tại doanh nghiệp từ đó nêu ra.

Nguồn: Viện chiến lược,Chính sách Tài Nguyên và Môi Trường

Ý kiến bạn đọc