Ngày 16/03/2018, Hội đồng nhân dân TP HCM khóa IX đã thông qua Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND về điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn TP HCM và đã có hiệu lực từ 01/07/2018. Theo đó, phí bảo vệ môi trường có xu hướng tăng theo lưu lượng xả thải và hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong nước thải.
Về cách tính chung, các cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải dưới 5 m3/ngày-đêm thì thu mức phí cố định là 1,5 triệu đồng/năm. Trường hợp tổng lượng nước thải từ 5 m3/ngày-đêm trở lên sẽ áp dụng thêm hệ số K về lưu lượng nước thải.
Cụ thể cách tính phí bảo vệ môi trường ở khu vực TP HCM có sự thay đổi như sau:
Đối tượng Thời gian |
Phát sinh <5m3 |
Phát sinh từ 5 đến <20m3 |
Phát sinh từ 20m3 trở lên |
Trước 01/07/2018 |
F=f |
F=f |
F= f + C |
Sau 01/07/2018 |
F=f |
F = (f x K) + C |
F = (f x K) + C |
Trong đó:
+ F là số phí phải nộp (đồng)
+ f = 1.500.000 (đồng)
+ K là hệ số lưu lượng xả thải, được tính theo công thức:
(m3/ngày-đêm)
+ C là số phí biến đổi phải nộp, được tính cho từng chất gây ô nhiễm theo công thức:
Số phí biến đổi C (đồng) |
= |
Tổng lượng nước thải thải ra (m3) |
x |
Hàm lượng chất gây ô nhiễm có trong nước thải (mg/l) |
x 10-3 x |
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của chất gây ô nhiễm thải ra môi trường (đồng/kg) |
Hàm lượng thông số ô nhiễm và mức thu phí đối với mỗi chất theo biểu dưới đây:
STT |
Thông số ô nhiễm tính phí |
Mức phí (đồng/kg) |
1 |
Nhu cầu ô xy hóa học (COD) |
2.000 |
2 |
Chất rắn lơ lửng (TSS) |
2.400 |
3 |
Thủy ngân (Hg) |
20.000.000 |
4 |
Chì (Pb) |
1.000.000 |
5 |
Arsenic (As) |
2.000.000 |
6 |
Cadmium (Cd) |
2.000.000 |
Để nắm thông tin chi tiết, Quý Doanh nghiệp có thể xem Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND về điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn TP HCM.
---Môi Trường Á Châu---