Hồ sơ nào sẽ thay thế đề án bảo vệ môi trường đã bị tạm ngưng tiếp nhận từ 01/04/2018?

Thứ 3, 23/10/2018, 03:55 GMT+7

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo về môi trường quy định lập Phương án bảo vệ môi trường thay thế Đề án bảo vệ môi trường.

Khoản 2 Điều 22 Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào vận hành chính thức nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM; giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật trước ngày 01/04/2015 thì trong thời hạn tối đa 36 tháng phải thực hiện một trong hai biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm:  Lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Đề án bảo vệ môi trường đơn giản.


Tin liên quan:

Từ 01/04/2018, cơ quan chức năng tạm ngưng tiếp nhận hồ sơ đề án bảo vệ môi trường 

Đánh giá tác động môi trường là gì? Những đối tượng nào phải thực hiện?


 

ừ ngày 01/04/2018, hàng loạt sở Tài Nguyên Môi Trường và cơ quan báo chí đưa tin về việc cơ quan chức năng tạm ngưng tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đăng ký Đề án Bảo vệ môi trường đơn giản cho đến khi Bộ Tài nguyên và Môi trường có hướng dẫn tiếp theo.

Trong thời gian chờ có hướng dẫn thực hiện tiếp theo thì quá trình thanh kiểm tra nếu phát hiện sai phạm sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành.

Hành vi không có bản kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật bị phạt tiền từ 2 đến 50 triệu đồng, không có  báo cáo ĐTM theo quy định pháp luật bị phạt tiền từ 150 đến 250 triệu đồng. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền trên.

Cụ thể mời quý Doanh nghiệp xem Điều 11, Nghị định 155/2016/NĐ-CP về Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.


Hồ sơ môi trường nào sẽ thay thế đề án bảo vệ môi trường?

Tại Điều 14 Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo về môi trường, quy định:

Đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào vận hành chính thức nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; giấy xác nhận việc thực hiện các công trình bảo vệ môi trường trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 phải thực hiện một trong hai biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm sau đây:

              a) Lập phương án bảo vệ môi trường với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này để tổ chức thẩm định, phê duyệt. 

              b) Lập phương án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 để đăng ký.

Mời Quý vị xem toàn văn dự thảo tại đây.

Môi Trường Á Châu sẽ tiếp tục cung cấp thông tin mới nhất cũng như hướng dẫn chi tiết đến các doanh nghiệp về hồ sơ phương án bảo vệ môi trường sẽ thay thế đề án bảo vệ môi trường ngay khi các văn bản có liên quan chính thức có hiệu lực.

Trong thời gian đó, bất cứ doanh nghiệp, cở sở sản xuất, kinh doanh đã đi vào hoạt động nhưng chưa có hồ sơ môi trường, đang gặp vướng mắc khác liên quan nghị định Nghị định 18/2015/NĐ-CP hoặc các vấn đề môi trường có thể chia sẻ với Môi Trường Á Châu ngay tại khung chat trực tuyến tại website này để được hỗ trợ và hướng dẫn nhanh chóng.

Hoạt động tư vấn của Môi Trường Á Châu thực hiện hoàn toàn miễn phí, gắn liền với sứ mệnh “Đồng hành cùng Doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường.”


Liên hệ:

Tổng đài: 1900 54 54 50 (cước phí 909 đồng/phút) – Zalo 24/7: 0902 922 585

Web: www.moitruongachau.com – email: info@moitruongachau.com

--Môi Trường Á Châu--

Bài viết hữu ích?
0/5
(0 đánh giá)
Ý kiến bạn đọc