Hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế

Thứ 5, 11/05/2023, 04:46 GMT+7

Trách nhiệm tái chế, xử lý, tái chế sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 thực chất là trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (Extended Producer Responsibility – EPR). Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 có quy định liên quan đến EPR bao gồm 02 trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu: trách nhiệm tái chế (Điều 54) và trách nhiệm xử lý chất thải (Điều 55).

EPR

Về trách nhiệm tái chế, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo một tỷ lệ tái chế bắt buộc và theo quy cách tái chế bắt buộc.

Hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế

Để thực hiện trách nhiệm của mình, nhà sản xuất, nhập khẩu được lựa chọn một trong 03 hình thức tái chế quy định tại Khoản 2 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14  cho một hoặc một nhóm sản phẩm, bao bì quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

Đối với trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu lựa chọn hình thức tổ chức tái chế theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, nhà sản xuất, nhập khẩu tự quyết định việc tái chế các cách thức sau đây:

• Tự mình thực hiện tái chế; 

• Thuê đơn vị tái chế để thực hiện tái chế; 

• Ủy quyền cho tổ chức trung gian để tổ chức thực hiện tái chế (sau đây viết tắt là bên được ủy quyền)

• Kết hợp cách thức quy định tại các Điểm a, b,c Khoản 2 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14

Nhà sản xuất, nhập khẩu tự thực hiện tái chế phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; không tự thực hiện tái chế khi không bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

trách nhiệm nhà sản xuất EPR

Ảnh: Trách nhiệm nhà sản xuất

Ủy quyền cho tổ chức trung gian để tổ chức thực hiện tái chế

Bên được ủy quyền tổ chức tái chế quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
• Có tư cách pháp nhân và được thành lập theo quy định của pháp luật;
• Không trực tiếp tái chế và không có quan hệ sở hữu với bất kỳ đơn vị tái chế nào liên quan đến phạm vi được ủy quyền;
• Được ít nhất 03 nhà sản xuất, nhập khẩu đồng ý ủy quyền tổ chức tái chế

Một số quy định khác về hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố danh sách tổ chức, đơn vị tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 để nhà sản xuất, nhập khẩu biết, lựa chọn. Nhà sản xuất, nhập khẩu không thuê đơn vị tái chế hoặc bên được ủy quyền khi không bảo đảm các yêu cầu theo quy định của pháp luật

Nhà sản xuất, nhập khẩu lựa chọn hình thức đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 thì không phải thực hiện các cách thức tái chế quy định tại Khoản 2 Điều này
ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân, người tiêu dùng có trách nhiệm tạo điều kiện và hỗ trợ nhà sản xuất, nhập khẩu, đơn vị tái chế, bên được ủy quyền trong việc phân loại, thu gom sản phẩm, bao bì sau tiêu dùng trên địa bàn.

Nguồn: Môi trường Á Châu

Ý kiến bạn đọc