GIẢI PHÁP XANH CHO CHẤT THẢI THỰC PHẨM TỪ RÁC THẢI SINH HOẠT!

Thứ 2, 29/08/2022, 04:03 GMT+7

Theo thống kê từ tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, hàng năm có tới 1,3 tỷ tấn thực phẩm bị lãng phí trên toàn thế giới, gây thiệt hại khoảng 750 triệu USD.

Chúng tôi – Môi trường Á Châu với quan điểm “Chất thải là Tài Nguyên” là nguồn nguyên liệu sản xuất của 1 quy trình khác.

Chất thải thực phẩm sau khi được phân loại từ nguồn bao gồm: Thức ăn thừa, cơm thừa và chất thải thực phẩm trong quá trình sơ chế, chế biến (vỏ trứng, rau úa vàng, hư hỏng, gốc rễ...). Môi trường Á Châu sẽ ưu tiên quản lý theo thứ tự tái sử dụng lại - tái chế như sau: Chất thải là cơm thừa, thức ăn thừa sẽ được vận chuyển đến các trang trại làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Những chất thải còn lại không tận dụng làm thức ăn sẽ chuyển đến các cơ sở làm phân bón hữu cơ. 

Góp phần gia tăng giá trị xã hội, giá trị về kinh tế và môi trường.

Phần chất thải vô cơ còn lại sau khi được phân tách sẽ được tiền xử lý cắt nhỏ và phối trộn cùng các loại chất thải công nghiệp khác. Từ "chất thải thành tài nguyên" là nguồn nguyên, nhiên liệu thay thế cho than trong sản xuất xi măng theo công nghệ "Đồng xử lý". Góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường – đất, nước, không khí, đẩy lùi dịch bệnh, chất thải được triệt tiêu hoàn toàn không gây ra các ô nhiễm khác.

chất thải thực phẩm

Ảnh: Hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại Nhà Máy

HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN

1. Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại theo nguyên tắc như sau:

- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; 

- Chất thải thực phẩm;

- Chất thải rắn sinh hoạt khác.

2. Chất thải thực phẩm bao gồm những loại nào:

- Cơm thừa, thức ăn dư thừa, thực phẩm hư hỏng.

chất thải thực phẩm

- Rau, củ hư hỏng, các phụ phẩm trong quá trình chế biến: rễ, lá, vỏ.

chất thải thực phẩm

chất thải thực phẩm

- Vỏ trứng

- Dầu ăn thải từ quá trình chế biến thực phẩm, nấu ăn.

- Mỗi loại chất thải lưu trữ riêng 1 thùng chứa. Riêng cơm thừa, thức ăn thừa và dầu thải lưu trong thùng chứa riêng mỗi loại 1 thùng, các chất thải còn lại bỏ vào bao PE cột gọn. 

- Trang bị thùng lưu chứa khác màu để dễ phân biệt. 

chất thải thực phẩm

Ảnh: Chất thải thực phẩm được trang bị trong thùng chứa màu vàng chứa chất thải organic màu xanh là thức ăn thừa tại Nhà máy khách hàng của Môi Trường Á Châu

GIẢI PHÁP DÀNH CHO CHẤT THẢI THỰC PHẨM THEO HÀNH LANG PHÁP LÝ HIỆN HÀNH.

1. Hộ gia đình, cá nhân ở đô thị

- Chất thải thực phẩm phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; 

- Chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

2. Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn

- Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi

- Chất thải thực phẩm không thực hiện phân loại từ nguồn phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

3. Cơ quan, tổ chức, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

- Chất thải thực phẩm được bàn giao cho cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản hoặc sản xuất phân bón phù hợp đối với chất thải thực phẩm.

- Trường hợp không phân loại phải bàn giao cho đơn vị có chức năng thug om vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. 

“CHẤT THẢI LÀ TÀI NGUYÊN” - MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ CỦA CHÚNG TÔI.

- Chúng tôi là đơn vị trực tiếp tái sử dụng vải vụn thành vải lau công nghiệp. Số vải vụn này được giao cho các tổ chức khuyết tật thực hiện tạo công ăn việc làm cho địa phương. Mỗi năm, hơn 5000 tấn vải lau từ vải vụn tái sử dụng được cung ứng ra thị trường. Từ năm 2020 mỗi tháng hơn 10.000 tấn chất thải may mặc được tư vấn quản lý bằng các giải pháp “không chôn lấp”. 

- Đối với những loại chất thải công nghiệp không còn giá trị tái chế hoặc tiềm năng tái chế thấp được Môi Trường Á Châu tiền xử lý (cắt, nghiền) phù hợp trở thành nguồn nguyên liệu đầu vào thay thế nhiên liệu hóa thạch truyền thống (than, dầu,) cấp trực tiếp cho các nhà máy xi măng – hay còn gọi là phương pháp “đồng xử lý”.

- Chúng tôi đồng hành cùng các tổ chức thu hồi pin cũ như Nhà Xuất Bản Trẻ, Shopee, các hệ thống trường học, Green Puzzle... Đến nay dự án đã giải cứu được hàng triệu lít nước sạch. Con số này tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới. 

- Dự án tiếp nhận quần áo cũ chia sẻ các tổ chức, cá nhân cần hoạt động định kỳ thường niên của công ty chúng tôi với sứ mệnh tái sử dụng lại các món đồ cũ, kéo dài vòng đời của sản phẩm, gắn kết yêu thương chia sẻ đến cộng đồng thay vì lãng phí tài nguyên và đi xa hơn các bãi chôn lấp. 

- Dự án từ nhà máy tới trang trại: Các nhà máy sản xuất thực hiện phân tách chất thải rắn sinh hoạt từ nguồn chúng tôi sử dụng chất thải thực phẩm sau khi phân tách chuyển đến làm thức ăn cho các trang trại chăn nuôi, thủy sản, gia súc, gia cầm, các loại thức ăn không đạt chất lượng sẽ được tận dụng sản xuất phân hữu cơ. Tận dụng tài nguyên thay vì đi vào các bãi chôn lấp gây ô nhiễm môi trường và lãng phí nguồn tài nguyên. 

ĐỒNG HÀNH CÙNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI BỀN VỮNG CÙNG CHÚNG TÔI

Môi Trường Á Châu mong muốn đồng hành sâu rộng cùng các nhà máy, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân ,…và các dự án môi trường từ các tổ chức trong và ngoài nước. Cung cấp giải pháp quản lý chất thải bền vững theo thứ tự ưu tiên: Tái sử dụng – tái chế - đồng xử lý – xử lý – chôn lấp. Đặc biệt là công tác quản lý chất thải thực phẩm nói riêng theo hướng bền vững sử dụng làm nguồn tài nguyên cho một quy trình sản xuất khác. 

CÁC CON SỐ LIÊN QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT.

Theo Tổng cục Môi trường, mỗi ngày cả nước thải ra khoảng 60.000 tấn rác thải rắn sinh hoạt, trong đó khu vực đô thị chiếm 60%. Đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dự báo tăng 10-16%/năm. Công nghệ xử lý rác thải chính hiện nay vẫn là chôn lấp với khoảng 70%, khoảng 10% rác được tái chế, còn lại áp dụng các hình thức khác. Rác thải ở Việt Nam khó xử lý hiệu quả do không phân loại, độ ẩm cao, trong khi đơn giá xử lý quá thấp. Tại các nước châu Âu, rác thải có độ ẩm 20%, còn ở Việt Nam lên đến 60-70%.

Nguồn: Môi Trường Á Châu

Ý kiến bạn đọc