Chất thải nguy hại - phần 2: Nhận diện chất thải nguy hại thường gặp và mã CTNH phát sinh phổ biến tại doanh nghiệp!

Thứ 2, 16/11/2020, 00:26 GMT+7

Khái niệm căn bản về chất thải nguy hại (CTNH), hướng dẫn và các mối quan tâm xoay quanh công tác quản lý CTNH tại doanh nghiệp được tổng hợp trong chuỗi bài về “Chất thải nguy hại”. Chuỗi bài hướng đến cung cấp cho doanh nghiệp, nhân viên quản lý môi trường,… nắm đầy đủ thông tin, cơ sở pháp lý và các hướng dẫn căn bản để tổ chức công tác quản lý môi trường tại cơ sở.Khái niệm căn bản về chất thải nguy hại (CTNH), hướng dẫn và các mối quan tâm xoay quanh công tác quản lý CTNH tại doanh nghiệp được tổng hợp trong chuỗi bài về “Chất thải nguy hại”. Chuỗi bài hướng đến cung cấp cho doanh nghiệp, nhân viên quản lý môi trường,… nắm đầy đủ thông tin, cơ sở pháp lý và các hướng dẫn căn bản để tổ chức công tác quản lý môi trường tại cơ sở.

Kính mời Quý vị đến với phần 2 - Nhận diện một số loại chất thải nguy hại (CTNH) và mã CTNH phát sinh phổ biến tại doanh nghiệp!

Xem thêm

Phần 1 - Chất thải nguy hại là gì? Mã chất thải nguy hại là gì? Hướng dẫn tra cứu mã CTNH

Mục lục xem nhanh:

I. Hình ảnh một số loại CTNH thường gặp

Hình 1. Hình ảnh một số chất thải nguy hại thường gặp

II. Danh sách tên CTNH và các mã CTNH thường gặp:

 

Mã CTNH

Tên chất thải nguy hại thường gặp

16 01 06

Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải

16 01 12

Pin, ắc quy thải

16 01 13

Các thiết bị, linh kiện điện tử thải hoặc các thiết bị điện (khác với các loại nêu tại mã 16 01 06, 16 01 07, 16 01 12) có các linh kiện điện tử (trừ bản mạch điện tử không chứa các chi tiết có các thành phần nguy hại vượt ngưỡng CTNH)

17 02 03

Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải

18 01 01

Bao bì mềm thải

18 01 02

Bao bì cứng thải bằng kim loại bao gồm cả bình chứa áp suất bảo đảm rỗng hoàn toàn

18 01 03

Bao bì cứng thải bằng nhựa

18 01 04

Bao bì cứng thải bằng các vật liệu khác (composit...)

18 02 01

Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả vật liệu lọc dầu chưa nêu tại các mã khác), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại

 

III. Một số nhóm CTNH đặc thù theo nguồn thải:

Đây là bảng phân loại các nhóm chính thuộc CTNH, cặp số tô đỏ là nhóm chất thải phát sinh phổ biến tại các doanh nghiệp, mỗi gạch đầu dòng là một số chất thải cụ thể thường phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

1. Chất thải từ nghành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí, và than

​2. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất vô cơ

  • Than hoạt tính đã qua sử dụng

3. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất hữu cơ

  • Chất phụ gia thải có các thành phần nguy hại
  • Chất thải rắn có các thành phần nguy hại

4. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác

  • Bụi than phát sinh từ quá trình xử lý khí thải lò hơi.
  • Tro đáy, xỉ và bụi lò hơi có các thành phần nguy hại từ quá trình đồng xử lý các cơ sở đốt

5. Chất thải từ nghành luyện kim và đúc kim lo

6. Chất thải từ nghành sản 

7. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các vật liệu khác

  • Các loại vật liệu mài dạng hạt thải có các thành phần nguy hại (cát, bột mài)
  • Dầu máy tổng hợp thải
  • Nhũ tương và dung dịch thải không có hợp chất halogen hữu cơ từ quá trình gia công tạo hình
  • Xỉ hàn có các kim loại nặng hoặc các thành phần nguy hại
  • Xỉ hàn thải
  • Vật thể dùng để mài đã qua sử dụng có chứa các thành phần nguy hại
  • Que hàn thải có các kim loại nặng hoặc thành phần nguy hại
  • Nhựa trao đỗi ion đã bão hòa hay đã qua sử dụng

8. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in

  • Bụi sơn
  • Cặn mực in, mực in thải có chứa các thành phần nguy hại
  • Cặn sơn thải
  • Cặn sơn, sơn và véc ni thải có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác
  • Chất kết dính và chất bịt kín thải có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác
  • Chất thải từ các quá trình cạo, bóc tách sơn và véc ni có dung môi hữu cơ hoặc thành phần nguy hại
  • Dầu phân tán (disperse oil) thải
  • Dung dịch bản khắc axit (hoặc kiềm) thải
  • Huyền phù nước thải lẫn sơn
  • Huyền phù nước thải lẫn sơn hoặc véc ni có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác
  • Keo, sơn thải, dầu nhớt thải
  • Sơn từ hệ thống xử lý bụi sơn
  • Hộp mực in thải
  • Mực in thải
  • Ống mực in thải có chứa thành phần nguy hại
  • Bùn thải lẫn sơn hoặc véc ni có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác

9. Chất thải từ nghành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy

  • Mùn cưa, phoi bào, đầu mẩu, gỗ thừa, ván và gỗ dán vụn thải có các thành phần nguy hại
  • Cặn gỗ còn sót sau quá trình ngâm tẩm

10. Chất thải từ nghành chế biến da, lông và dệt nhuộm

  • Phẩm màu và chất nhuộm thải có các thành phần nguy hại

11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (bao gồm cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm)

12. Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý chất thải, nước thải và xử lý nước cấp

  • Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý sinh học nước thải công nghiệp
  • Xỉ, tro đáy có các thành phần nguy hại
  • Than hoạt tính thải bỏ

13. Chất thải từ nghành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ nghành này)

  • Chất thải lây nhiễm (bao gồm cả chất thải sắt nhọn)
  • Chất thải y tế
  • Dược phẩm gây độc tế bào (cytotoxic và cytostatic) thải

14. Chất thải từ nghành nông nghiệp

  • Bao bì hóa chất bảo vệ thực vật
  • Bao bì mềm thải (không chứa hoá chất nông nghiệp có gốc halogen hữu cơ)
  • Bao bì cứng thải (không chứa hoá chất nông nghiệp có gốc halogen hữu cơ)
  • Chất thải có dư lượng hóa chất diệt nấm
  • Chất thải có dư lượng hóa chất trừ sâu và các loại gây hại (chuột, gián, muỗi…)

15. Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, 

  • Các thiết bị, bộ phận thải khác có các thành phần nguy hại khác
  • Các thiết bị, linh kiện điện tử thải hoặc các thiết bị điện khác có các linh kiện điện tử có các thành phần nguy hại (trừ bản mạch điện tử không chứa các chi tiết có các thành phần nguy hại vượt ngưỡng CTNH)
  • Cặn dầu thải
  • Bộ lọc dầu xe ô tô đã qua sử dụng

16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác

  • Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải
  • Bóng đèn neon thải
  • Các chất tẩy rửa có chứa thành phần nguy hại
  • Các loại dầu mỡ độc hại thải (mỡ bò)
  • Các loại dầu mỡ, chất béo độc hại đã qua sử dụng thải
  • Các thiết bị thải có chứa CFC
  • Các thiết bị, linh kiện điện tử thải hoặc các thiết bị điện (khác với các loại nêu tại mã 16 01 06, 16 01 07, 16 01 12) có các linh kiện điện tử (trừ bản mạch điện tử không chứa các chi tiết có các thành phần nguy hại vượt ngưỡng CTNH)
  • Hỗn hợp dầu mỡ thải và chất béo độc hại từ quá trình phân tách dầu/nước
  • Pin, ắc quy thải
  • Sơn, chất kết dính có thành phần nguy hại
  • Keo vải
  • Thuốc diệt trừ các loại gây hại thải
  • Vỏ bình xịt kiến, muỗi

17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy (propellant)

  • Thủy tinh, nhựa và gỗ thải có chứa hoặc bị nhiễm các thành phần nguy hại
  • Xăng dầu thải
  • Các loại dung môi và hỗn hợp dung môi thải khác
  • Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải
  • Dầu nhiên liệu và dầu diesel thải
  • Dầu nhiên liệu và dầu diesel thải từ bảo trì thang máy và máy phát điện
  • Dầu thải các loại
  • Dầu thủy lực tổng hợp thải
  • Dầu truyền nhiệt và cách điện tổng hợp thải
  • Nước lẫn dầu thải từ thiết bị tách dầu/nước
  • Nước thải lẫn dầu giải nhiệt

18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thu, giẻ lau, vật liệu và vải bảo v

  • Bao bì cứng thải bằng kim loại nhiễm thành phần nguy hại
  • Bao bì cứng thải bằng các vật liệu khác (composit…)
  • Bao bì cứng thải bằng nhựa nhiễm thành phần nguy hại
  • Bao bì dính hóa chất
  • Bao bì mềm thải (bao bì đựng hóa chất, nilong,…)
  • Bao bì nhiễm Chlor, dầu nhớt
  • Bao bì nilong bọc van gas nhiễm thành phần nguy hại
  • Bao bì thải có chứa thành phần hoặc bị nhiễm các thành phần nguy hại như: bao bì đựng, polyme A, Polyme C, Phèn, Clorine
  • Bao tay, giẻ lau nhiễm các thành phần nguy hại
  • Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả vật liệu lọc dầu chưa nêu tại các mã khác), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại
  • Thùng đựng dầu nhớt, chất tẩy rữa bằng kim loại
  • Thùng nhựa cứng đựng hóa chất thải

19. Các loại chất thải khác

  • Pin, ắc quy chì thải
  • Các thiết bị, bộ phận, linh kiện điện tử thải (trừ bản mạch điện tử không chứa các chi tiết có các thành phần nguy hại vượt ngưỡng CTNH)
  • Dung dịch thải thuốc tráng bảng in offset gốc nước
  • Dung dịch thải thuốc hiện ảnh và tráng phim gốc nước
  • Dung dịch thuốc hiện ảnh và tráng phim gốc nước (nước rửa phim X-Quang)
  • Hóa chất hữu cơ thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại (trừ các loại nêu tại mã 03, 13, 14 và 15)
  • Hóa chất phòng thí nghiệm thải
  • Nước thải có thành phần nguy hại
  • Nước rửa phim X-Quang

Hình 2. Ký hiệu cảnh báo về đặc tính nguy hại của chất thải

 

----

Trường hợp Quý vị phát sinh các loại chất thải chưa tra cứu được tên gọi, mã CTNH hoặc chưa xác định được ngưỡng nguy hại của chất thải đó có thuộc vào nhóm chất thải nguy hại hay không? - Mời Quý vị tiếp tục theo dõi trong phần 3 chủ đề: Căn cứ xác định chất thải nguy hại và hướng dẫn đối với các loại chất thải không tra cứu được tên gọi hoặc mã cụ thể?

 

 

 

Ý kiến bạn đọc