Chào mừng Kỷ niệm 93 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2023) và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10!

Thứ 4, 18/10/2023, 12:44 GMT+7

Nhân dịp Kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2023) và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Môi Trường Á Châu trân trọng gửi lời chúc mừng tới tất cả Quý cán bộ nữ đang công tác ở vị trí lãnh đạo, quản lý,… tại Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các cấp, Quý cán bộ nữ đang công tác trong ngành môi trường, Nữ doanh nhân, Quý nữ Khách hàng – Đối tác, Đồng nghiệp,…

Kính chúc tất cả Phụ nữ Việt Nam tràn đầy sức khỏe, hạnh phúc, rạng ngời,… và gặt hái nhiều thành tựu trong cuộc sống, gia đình và xã hội!

Chúc mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10

Vì sao ngày 20/10 được chọn là Ngày Phụ nữ Việt Nam?

Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ.

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: "Nam nữ bình quyền". Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ Việt Nam là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ Việt Nam phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.

Chính vì vậy, vào ngày 20/10/1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống, ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày Phụ nữ Việt Nam".

Phụ nữ tham gia công tác bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới!

Chiếm trên 50% dân số, phụ nữ là lực lượng quan trọng trong sử dụng, tiếp cận, giải quyết các công việc hàng ngày liên quan trực tiếp đến môi trường.

Từ nhận thức về tầm quan trọng đặc biệt của môi trường đối với đời sống, sức khỏe của con người, nhiều năm qua, công tác bảo vệ môi trường đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội LHPN Việt Nam, được các cấp Hội quan tâm, thực hiện với nhiều cách làm hay, sáng tạo và các mô hình hiệu quả, thiết thực, góp phần cải thiện môi trường xung quanh, nâng cao chất lượng cuộc sống hội viên, phụ nữ và cộng đồng.

Phụ nữ tham gia công tác bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới!
 

Trong công tác chỉ đạo, Hội LHPN Việt Nam đã đổi mới nội dung, phương thức thực hiện thông qua đưa nhiệm vụ bảo vệ môi trường gắn với các phong trào thi đua, Đề án, Cuộc vận động lớn của Hội: Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” (được phát động từ năm 2010) với các tiêu chí đều hướng tới cấp hộ gia đình và trực tiếp góp phần thực hiện góp phần tiêu chí về môi trường (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ), đã được Ban Chỉ đạo Trung ương và Thủ tướng Chính phủ đưa vào nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, tạo cơ chế tốt để phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ và tổ chức Hội trong xây dựng nông thôn mới.

Phong trào “Chống rác thải nhựa” đã được Hội LHPN Việt Nam triển khai mạnh mẽ (từ năm 2018) với cam kết tích cực, quyết tâm thực hiện các hoạt động “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần” trong toàn hệ thống Hội và hội viên, phụ nữ cả nước.

Trước yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường hiện nay, Hội LHPN Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò tích cực trong sự nghiệp bảo vệ môi trường của đất nước, sáng tạo, đổi mới các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi bảo vệ môi trường và vận động phụ nữ tích cực tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.

---

Nguồn: https://hoilhpn.org.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/vai-tro-cua-hoi-lhpn-viet-nam-trong-cong-tac-bao-ve-moi-truong-41808-2.html

Cổng Thông tin điện tử tỉnh Yên Bái https://www.yenbai.gov.vn/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin-tuc.aspx?ItemID=30060&l=Tintrongtinh 

Biên soạn, thiết kế: Môi Trường Á Châu

Ứng dụng MTAC+ Ứng dụng môi trường

Ý kiến bạn đọc