Các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn ở Việt Nam đang nỗ lực gìn giữ các giá trị đa dạng sinh học, đảm bảo tương lai cho mọi sự sống, hướng đến phát triển bền vững.
Vườn quốc gia Cát Tiên có đường ranh giới dài trải 3 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước, là một trong những khu vực bảo tồn lớn nhất cả nước. Với địa hình đa dạng, đây là nơi lưu giữ, bảo tồn các giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa cảnh quan; nghiên cứu khoa học; cung ứng dịch dụ môi trường rừng và du lịch sinh thái của cả nước.
Trong những năm qua, toàn bộ diện tích rừng tự nhiên được Vườn quốc gia Cát Tiên bảo vệ nghiêm ngặt, trong đó có hơn 31.600 ha đã được ký hợp đồng khoán bảo vệ với 45 tổ với hơn 1.200 hộ nhận khoán và 02 đơn vị tập thể Công an, Ban chỉ huy quân sự huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Chính nhờ công tác bảo tồn hiệu quả, gìn giữ được hệ sinh thái với các loài động, thực vật phong phú,
Hiện nay, Vườn quốc gia Cát Tiên cũng đang phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức, đơn vị thực hiện các dự án nghiên cứu về thực vật rừng, động vật rừng, các loài thủy sản, nấm… để xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi sinh thái, phục hồi loài, làm cơ sở cho công tác theo dõi, đánh giá và giám sát tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.
Vườn cũng hợp tác với các dự án về bảo tồn, trong đó có Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ để triển khai các hoạt động đồng bộ từ phát triển sinh kế, tăng cường năng lực về quản lý, giám sát đa dạng sinh học, cũng như tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo tồn tại thực địa cũng như truyền thông nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học và giảm nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã…
Vườn Quốc gia Cát Tiên là nơi có giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học. Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Tại Vườn Quốc gia Bến En (Thanh Hóa), sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Dự án khoa học công nghệ “Điều tra, đánh giá hiện trạng và bảo tồn các loài khỉ Macaca tại Vườn Quốc gia Bến En (giai đoạn 2019-2022),” Ban Quản lý Vườn đã ghi nhận ngoài tự nhiên ba loài khỉ thuộc giống Macaca gồm: Khỉ Vàng có 6 đàn với 180 cá thể, khỉ Mặt đỏ có ba đàn với số lượng 54 cá thể và khỉ Mốc có hai đàn với số lượng 45 cá thể.
Theo Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bến En, giống Macaca thuộc phân họ khỉ (Cercopithecinae), bộ linh trưởng Primates. Trên thế giới, giống khỉ Macaca có 22 loài và được phân bố tại Morocco, Angeri, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan...Tại Việt Nam, giống khỉ này có 5 loài gồm Khỉ Mặt đỏ (Macaca arctoides), khỉ Vàng (Macaca mulatta), khỉ Mốc (Macaca assamensis), khỉ Đuôi dài (Macaca fasciculari)s và khỉ Đuôi lợn (Macaca leonina).
Hiện Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bến En đã xây dựng kế hoạch và các giải pháp bảo tồn các loài khỉ quý hiếm này.
Việc thực hiện dự án giúp Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bến En bảo tồn các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng và thu hút khách đến thăm quan du lịch sinh thái; qua đó tạo thêm việc làm cho người dân địa phương, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Bến En.
Từ năm 2016 đến nay, đàn chim yến trên đảo Cù Lao Chàm, thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, ngày càng có dấu hiệu sụt giảm.
Trước tình trạng này, thành phố Hội An đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để vừa tái tạo đàn chim yến vừa phát triển bền vững đàn chim quý giá này.
Hang Cả cũng là nơi được Ban Quản lý và khai thác yến Cù Lao Chàm chọn làm nơi triển khai nhiều đề tài khoa học mang tính thực tiễn cao trong nỗ lực tái tạo và phát triển bền vững đàn yến quý giá trên đảo.
Theo ghi nhận của đội ngũ cán bộ kỹ thuật Ban Quản lý và khai thác yến Cù Lao Chàm, trong vụ khai thác tổ yến lần thứ nhất năm 2022 diễn ra vào cuối tháng 5 vừa qua, hầu hết chim yến ở Cù Lao Chàm đã đẻ trứng, số chim non và chim trưởng thành cũng khá cao. Khi gỡ tổ, trứng và chim non được thu gom cẩn thận.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hội An Nguyễn Thế Hùng cho rằng, tuy còn nhiều việc phải làm để tiến tới mục tiêu tái tạo và phát triển bền vững đàn yến trên đảo Cù Lao Chàm, song tỷ lệ chim non được cứu hộ và nuôi trưởng thành đạt trên 80% trong hai năm trở lại đây là kết quả đáng ghi nhận.
Về lâu dài, theo chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam, thành phố Hội An đã xây dựng cơ bản, hoàn thiện đề án phát triển bền vững đàn yến Cù Lao Chàm.
Nguồn: Cổng thông tin Bộ TN&MT