Nhằm hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6 và Tháng hành động vì môi trường do Bộ TN&MT phát động, vừa qua ngày 3/6 tại công viên Lê Văn Tám, Sở TN&MT thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức Ngày hội Sống xanh năm 2018 với sự tham gia của hơn 50 tổ chức, doanh nghiệp và đông đảo người dân thành phố.
Phát biểu lễ khai mạc, ông Nguyễn Toàn Thắng – Thành ủy viên, Giám đốc Sở TN&MT thành phố bày tỏ mong muốn: “Sự kiện Ngày hội Sống xanh sẽ nhận được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và người dân thành phố góp phần tạo cảm hứng và lan tỏa các thông điệp về bảo vệ môi trường, tạo động lực cho sự thay đổi tích cực về ý thức bảo vệ môi trường và từ đó tạo nên các chuyển biến tốt về chất lượng môi trường của thành phố.”
Quang cảnh ngày Hội sống xanh 2018, đông đảo người dân, các cơ quan quản lý, tổ chức bảo vệ môi trường đã tham dự ngày hội dù trước đó TPHCM có mưa lớn
Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội, các các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ thân thiện với môi trường, các giải pháp tiêu dùng bền vững, sống xanh, … đã được giới thiệu, thu hút được sự quan tâm lớn của công dân thành phố, khách tham quan, giúp lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
Đặc biệt, ngày hội đã đạt được dấu mốc khi 24 quận huyện của Thành phố Hồ Chí Minh cùng ký cam kết hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường.
Một số hình ảnh tại Ngày hội sống xanh 2018- hưởng ứng Ngày Môi Trường thế giới:
Nhiều phụ huynh, học sinh, đoàn viên thanh niên và người dân thành phố hưởng ứng
Một mô hình hướng dẫn phân loại chất thải tại nguồn
Giải pháp quản lý tổng hợp chất thải rắn
Đặc biệt, các giải pháp quản lý chất thải rắn cũng được giới thiệu trong bối cảnh tình hình ô nhiễm chất thải rắn đáng báo động.
Trước đó, ngày 07/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, nhấn mạnh tầm quan trọng của Quản lý tổng hợp chất thải rắn:
Quản lý tổng hợp chất thải rắn là quản lý toàn bộ vòng đời chất thải từ khi phát sinh đến khi xử lý cuối cùng, bao gồm phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý cuối cùng nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước;
Quản lý tổng hợp chất thải rắn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó Nhà nước có vai trò chủ đạo, được thực hiện trên cơ sở tăng cường đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực, đáp ứng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, theo đó các tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm đóng góp kinh phí, khắc phục, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
Giải pháp quản lý chất thải bền vững được giới thiệu tại Ngày hội xanh thu hút sự quan tâm lớn của khách tham quan về vấn đề xử lý chất thải rắn hiện nay
Đã đến lúc cần một giải pháp quản lý chất thải bền vững
Giải pháp quản lý chất thải bền vững phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: Xử lý chất thải một cách toàn diện; Thân thiện với môi trường; Tiến tới triệt tiêu hình thức thải bỏ không kiểm soát, bảo vệ sức khỏe con người, cộng đồng, hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước;
Giải pháp quản lý chất thải bền vững là tổ hợp các giải pháp xử lý chất thải theo trình tự ưu tiên:
--Môi Trường Á Châu--
Hình ảnh: Môi Trường Á Châu