Ruồi lính đen và những điều cần biết

Friday, 23/08/2024, 01:43 GMT+7

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy Ruồi lính đen được coi là loài không gây hại, phân bố khắp nơi trên thế giới và không mang các tác nhân gây bệnh như ruồi nhà. Ấu trùng ruồi lính đen có thể sinh trưởng rất nhanh. Một ấu trùng có thể ăn 25 - 500 mg thức ăn tươi/ngày. Thức ăn của chúng khá đa dạng, đồng thời cũng là chất nền, từ phân bón chăn nuôi, đến các loại rác thải thực phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, đặc biệt là bã đậu. Một chu kỳ sinh trưởng của ấu trùng ruồi lính đen kéo dài 15 ngày tới khi đạt trọng lượng trung bình 0,25 g trong điều kiện nhiệt độ tối ưu (30ºC). Khi chuyển sang giai đoạn nhộng đen, chúng sẽ được loại bỏ tác nhân gây bệnh, giảm mùi hôi và ngăn chặn tiếp xúc với ruồi nhà. Đặc biệt, protein của ấu trùng ruồi rất giàu lysine); trong chất béo của ấu trùng ruồi lính đen có tới 54% là axit lauric (một axit có tác dụng tiêu diệt virus có vỏ bọc bằng lipid (như virus HIV, sởi) cũng như Clostridium và các protozoa gây bệnh). Sâu non của ruồi lính đen còn tiết ra chất pheromone ức chế sự sinh sản của ruồi nhà, góp phần giảm sự phát triển của quần thể ruồi nhà. Thành phần dinh dưỡng của ruồi lính đen trước giai đoạn hóa nhộng là: 43 - 51% protein, 15 - 18% chất béo, 2.8 - 6.2% canxi, 1 - 1.2% phốt pho, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn chăn nuôi như lợn, gà, vịt,… đồng thời là thức ăn sống tốt nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá, lươn, ếch.

Ruồi lính đen nuôi trong màn, để lấy trứng ấp thành ấu trùng

Một trong số những ưu điểm nổi bật của việc sử dụng protein côn trùng tiêu biểu là sâu canxi. Sâu canxi có thể sản xuất với số lượng lớn trong điều kiện không gian hẹp vì chúng phát triển rất nhanh. Đây là một trong những điểm mạnh của việc sử dụng protein từ côn trùng so với các nguồn protein khác có nguồn gốc từ thịt heo, thịt cừu, và thịt bò. Ngoài ra, ấu trùng ruồi có thể cô đặc, sấy khô phối trộn với các chất dinh dưỡng của ruồi lính đen khác làm thức ăn thay thế hoàn toàn bột cá trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Đây là loại mồi sống rất thích hợp cho làm thức ăn cho các loại gia súc, gia cầm, chim cảnh, thủy hải sản… Chúng còn bổ sung canxi và phốt pho cho gia cầm như: gà, vịt, ngan, ngỗng, chim cảnh…giúp bổ sung chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, kích thích ra lông tốt,… Mặt khác, ruồi lính đen còn rất phù hợp với nhiều loại thú cưng khác như cá cảnh, chim cảnh, bò sát,… Chúng còn là loại côn trùng có ích, chúng có thể xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón hữu ích cho cây cảnh. Chính từ lợi ích nhiều mặt của ruồi lính đen, trên thị trường gần đây xuất hiện nhiều mô hình nuôi ruồi lính đen làm nguồn thức ăn hữu ích cho nhiều loại vật nuôi. Hiện tại Ruồi lính đen đã cấp phép nuôi (tại Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13/6/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).

Hình ảnh Gà được bổ sung khẩu phần ăn ấu trùng ruồi lính đen

Do vậy, việc nuôi Ruồi lính đen là một hướng đi mới cho cách nhìn nhận khoa học mới đối với loại côn trùng này; là nghề mới phát triển kinh tế vừa mang lại thu nhập, vừa giảm thiểu ô nhiễm và tận dụng nguồn thực phẩm dư thừa từ cây trồng cũng như nguồn phân tại chỗ một cách hiệu quả./.

Nguồn: Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bắc Ninh " Ruồi lính đen và những điều cần biết ", đăng ngày 21/12/2022, xem tại link "https://cccntyts.bacninh.gov.vn/news/-/details/154127/ruoi-linh-en-va-nhung-ieu-can-biet-42760293 ", truy cập ngày 23/08/2024

Bài viết hữu ích?
0/5
(0 đánh giá)
Reviews