Infographics | Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Monday, 30/06/2025, 18:00 GMT+7

Bộ Nông nghiệp và Môi trường (tiếng Anh là Ministry of Agriculture and Environment) có cơ cấu tổ chức mới gồm 29 đơn vị, với 25 đơn vị hành chính và 4 Đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 35/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (hiệu lực từ ngày 01/03/2025) và Nghị định 109/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ (hiệu lực từ ngày 01/06/2025).

Chức năng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phòng chống thiên tai; phát triển nông thôn; đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ. (Điều 1 – Nghị định số 35/2025/NĐ-CP)

Website www.mae.gov.vn
Liên hệ: Số 10 Tôn Thất Thuyết - Hà Nội 
Điện thoại: (0243) 7956868 - Fax: (0243) 8359221
Email: portal@mae.gov.vn 

29 đơn vị trong cơ cấu tổ chức mới của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Căn cứ theo Điều 3 – Nghị định số 35/2025/NĐ-CP và Khoản 5, Điều 4 -  Nghị định 109/2025/NĐ-CP, kể từ ngày 011/06/2025, cơ cấu tổ chức mới của Bộ Nông nghiệp và Môi trường gồm 29 đơn vị.

cơ cấu tổ chức Bộ Nông nghiệp và Môi trườngInfographic lĩnh vực quản lý và cơ cấu tổ chức Bộ Nông nghiệp và Môi trường theo quy định mới

46 nhóm nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường:

1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của bộ đã được phê duyệt và các cơ chế, chính sách, dự án, đề án, văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực do bộ quản lý.
3. Trình Thủ tướng Chính phủ các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ.
4. Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; các dự án đầu tư theo phân cấp, ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
5. Ban hành thông tư, quyết định và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ, các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ sau khi được phê duyệt, ban hành; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng, ban hành chỉ tiêu quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, chỉ tiêu thống kê, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo lĩnh vực, bao gồm: 
6. Về trồng trọt và bảo vệ thực vật
7. Về chăn nuôi và thú y
8. Về lâm nghiệp
9. Về diêm nghiệp
10. Về thủy sản
11. Về thủy lợi
12. Về quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai
13. Về phát triển nông thôn
14. Về an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối
15. Về quản lý chất lượng đối với giống cây trồng, gia súc, gia cầm, vật nuôi, dụng cụ, thiết bị, vật tư, sản phẩm, dịch vụ nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản
16. Về bảo quản, chế biến, vận chuyển nông, lâm, thủy sản
17. Về thương mại nông, lâm, thủy sản và muối
18. Về khuyến nông
19. Về hợp tác xã và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác
20. Về đất đai
21. Về tài nguyên nước
22. Về địa chất và khoáng sản
23. Về môi trường
24. Về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
25. Về khí tượng thuỷ văn
26. Về biến đổi khí hậu
27. Về đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý
28. Về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo
29. Về viễn thám
30. Về quản lý đầu tư, đầu tư xây dựng
31. Về giảm nghèo
32. Tổ chức thực hiện hoạt động đăng ký, giao, công nhận, chấp thuận, cấp, cấp đổi, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, quyết định liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định pháp luật.
33. Quản lý dự trữ quốc gia về giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và hàng hoá khác theo phân công của Chính phủ.
34. Thực hiện nhiệm vụ là cơ quan đầu mối, đại diện quốc gia, thường trực quốc gia, thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia thực hiện các công tác, chương trình, chiến lược; nghị định thư, công ước, điều ước, hiệp định, thỏa thuận, cam kết, diễn đàn quốc tế liên quan đến các lĩnh vực quản lý của bộ theo phân công của Chính phủ Thủ tướng Chính phủ.
35. Thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; phát triển Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số của ngành; xây dựng, quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn thông tin hạ tầng số, nền tảng số, nền tảng dữ liệu, dịch vụ số về nông nghiệp và môi trường quốc gia; tích hợp, kết nối, phân tích, xử lý và công bố, cung cấp, chia sẻ dữ liệu, thông tin trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.
36. Chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, triển khai tiến bộ khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ; quản lý đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
37. Thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật; tổ chức đàm phán, ký kết, thực hiện điều ước, sáng kiến quốc tế theo ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ký kết các thỏa thuận quốc tế nhân danh bộ; tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ.
38. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình, kế hoạch tổng thể cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
39. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về dịch vụ công, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật; thực hiện xã hội hoá các hoạt động cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ.
40. Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, danh mục vị trí việc làm của các cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quản lý về tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp; người lao động; thi đua, khen thưởng và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc bộ theo quy định của pháp luật.
41. Quản lý các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
42. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc bộ theo quy định của pháp luật.
43. Quản lý tài chính, tài sản được giao và quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước được cấp theo quy định của pháp luật.
44. Kiểm tra; tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, kiến nghị của tổ chức, công dân; giải quyết tố cáo của cá nhân; thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
45. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kiểm kê, lưu trữ tư liệu, số liệu về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
46. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Bài viết hữu ích?
5/5
(1 đánh giá)
Reviews