Quan trắc môi trường lao động không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà doanh nghiệp phải tuân thủ, mà còn là yếu tố cốt lõi trong việc bảo vệ sức khỏe người lao động và hướng tới sự phát triển bền vững. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về các quy định, nguyên tắc và lợi ích thiết thực của hoạt động quan trắc môi trường lao động tại Quảng Nam – đặc biệt khi có sự đồng hành từ Công ty Môi Trường Á Châu, đối tác uy tín mang đến giải pháp môi trường chuyên nghiệp và toàn diện.
Quan trắc môi trường lao động là gì?
Quan trắc môi trường lao động được quy định theo khoản 10 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau: “Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.” Điều này nhấn mạnh rằng quan trắc môi trường lao động không chỉ đơn thuần là việc đo đạc, mà còn là một hoạt động mang tính chất phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
Đối tượng thực hiện quan trắc môi trường lao động?
Những đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường lao động bao gồm tất cả các doanh nghiệp có sử dụng người lao động, không phân biệt lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
Đặc biệt, khoản 2 Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định: “Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm. Đơn vị tổ chức quan trắc môi trường lao động phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực.”
Tại sao việc quan trắc môi trường lao động lại quan trọng?
Việc quan trắc môi trường lao động giúp doanh nghiệp phát hiện kịp thời các yếu tố có hại trong môi trường làm việc. Bằng cách đánh giá và kiểm soát các yếu tố này, các công ty có thể:
- Bảo vệ sức khỏe người lao động: Giảm thiểu nguy cơ nguy cơ người lao động bị mắc các bệnh nghề nghiệp và thương tật do các yếu tố độc hại trong môi trường làm việc.
- Đáp ứng quy định pháp luật: Đảm bảo tuân thủ các quy định của nhà nước về an toàn vệ sinh lao động.
- Tăng hiệu quả công việc: Môi trường làm việc an toàn và khỏe mạnh sẽ cải thiện năng suất của người lao động.

Căn cứ để xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động?
Dựa theo Điều 36 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, có ba căn cứ chính để xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động, bao gồm:
- Hồ sơ vệ sinh lao động: Căn cứ vào hồ sơ này, doanh nghiệp có thể xác định số lượng yếu tố cần quan trắc và vị trí lấy mẫu.
- Số lượng người lao động: Số lượng công nhân làm việc trong các bộ phận có yếu tố độc hại sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch quan trắc.
- Yếu tố vi sinh vật và dị nguyên: Các yếu tố này có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe mà chưa được xác định trong hồ sơ vệ sinh lao động
Những chỉ tiêu nào cần đo lường khi thực hiện quan trắc môi trường lao động?
- Nhóm chỉ tiêu vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, tốc độ gió.
- Nhóm chỉ tiêu vật lý: ánh sáng, độ rung, tiếng ồn, phóng xạ, điện từ,..
- Nhóm chỉ tiêu vi sinh vật: nguy cơ dị ứng, mẫn cảm,..
- Nhóm chỉ tiêu hóa học: khí độc, hóa chất độc hại,.. như NOx, SOx, CO2, benzen, ….
- Nhóm chỉ tiêu bụi: bụi mịn, bụi hô hấp, bụi than, bụi toàn phần.
- Đánh giá những gánh nặng thể lực, căng thẳng tinh thần và một số chỉ tiêu tâm sinh lý và Ergonomics.
Mức xử phạt đối với doanh nghiệp không thực hiện quan trắc môi trường lao động
Theo Khoản 1, 2, 3 Điều 27 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định nếu các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất không đảm bảo thực hiện định kỳ quan trắc môi trường lao động sẽ bị phạt như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng với hành vi Không thực hiện báo cáo kết quả hằng năm, thay đổi địa chỉ trụ sở, chi nhánh cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định, Không tham gia các khóa huấn luyện cập nhật kiến thức về chính sách pháp luật, khoa học công nghệ về quan trắc môi trường lao động theo quy định;
- Phạt tiền từ 2.000.000 - 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không công bố công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm biết ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc;
- Phạt tiền từ 20.000.000 - 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tiến hành quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định…
Giải pháp toàn diện cho quan trắc môi trường lao động tại Quảng Nam
Quan trắc môi trường lao động là một hoạt động cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp. Đặc biệt là tại Quảng Nam và các khu vực có nền công nghiệp đang phát triển, việc đảm bảo an toàn cho người lao động và đáp ứng các quy định về vệ sinh an toàn lao động là cực kỳ cần thiết. Công ty Môi Trường Á Châu cung cấp giải pháp cho vấn đề này này.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi
- Đội ngũ chuyên gia: Môi Trường Á Châu tự hào với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho doanh nghiệp.
- Đáp ứng nhanh chóng: Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả, giúp doanh nghiệp nâng cao bộ hồ sơ môi trường.
- Giải pháp toàn diện: Từ lập hồ sơ đến xử lý chất thải, chúng tôi cung cấp giải pháp đồng bộ và hiệu quả nhất.
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp tại Quảng Nam và có nhu cầu tìm kiếm các giải pháp môi trường toàn diện, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn. Chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong hành trình bảo vệ sức khỏe người lao động và phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Nguồn: Môi trường Á Châu tổng hợp