Tỷ lệ tái chế bắt buộc và quy cách tái chế nhóm phương tiện giao thông được quy định như thế nào?

, 13/04/2024, 08:43 GMT+7

Từ ngày 1/1/2025, nhà sản xuất, nhập khẩu phương tiện giao thông phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo tỷ lệ và quy cách bắt buộc. Đây là quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (Extended Producer Responsibility - EPR) tại Việt Nam theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Theo đó, tỉ lệ tái chế bắt buộc cho 3 năm đầu tiên trong ngành phương tiện giao thông từ 0,5 – 1% (tùy từng loại phương tiện giao thông),... Mời quý vị cùng tham khảo thêm!

Pháp lý:

Căn cứ luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam;

Căn cứ nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Tỷ lệ tái chế bắt buộc và quy cách tái chế nhóm phương tiện giao thông được quy định như thế nào?

Ảnh: Phương tiện giao thông - nguồn ITN

Tỷ lệ tái chế bắt buộc là gì?

Khoản 1 Điều 78 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì tỷ lệ tái chế bắt buộc là tỷ lệ khối lượng sản phẩm, bao bì tối thiểu phải được tái chế theo quy cách tái chế bắt buộc trên tổng khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất được đưa ra thị trường và nhập khẩu trong năm thực hiện trách nhiệm. Tỷ lệ tái chế bắt buộc đối với từng sản phẩm, bao bì được quy định tại Cột 4 Phụ lục XXII Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

Tỷ lệ tái chế bắt buộc đối với phương tiện giao thông là từ 0,5 - 1%, tùy từng loại (như Xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh là 0,5%, Xe gắn máy kể cả xe máy điện, xe đạp điện 0,7%, Xe, máy công trình tự hành các loại 1%...) (Xem thêm tại bảng danh mục phía dưới)

Ví dụ: Doanh nghiệp A trong năm 2025 sản xuất, đưa ra thị trường lượng sản phẩm là 10.000 tấn xe mô tô hai bánh. Theo quy định tỷ lệ tái chế bắt buộc với xe mô tô hai bánh là 0,5% tức là trong năm 2025 doanh nghiệp A có trách nhiệm tái chế tối thiểu là 50 tấn (= 10.000 tấn x 0,5%).

Quy cách tái chế bắt buộc là gì?

Khoản 6 Điều 78 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì quy cách tái chế bắt buộc là các giải pháp tái chế được lựa chọn kèm theo yêu cầu tối thiểu về lượng vật liệu, nhiên liệu được thu hồi đối với tái chế sản phẩm, bao bì. Theo đó, để đáp ứng quy cách tái chế bắt buộc phải bảo đảm 02 yêu cầu:

  • (1) đáp ứng một trong các giải pháp tái chế được phép.
  • (2) đáp ứng tỷ lệ thu hồi nguyên liệu, vật liệu tối thiểu (40%).

Quy cách tái chế bắt buộc đối với từng sản phẩm, bao bì được quy định tại Cột 5 Phụ lục XXII Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

Ví dụ: Doanh nghiệp A trong năm 2025 sản xuất, đưa ra thị trường 10.000 tấn xe mô tô hai bánh và có trách nhiệm tái chế 50 tấn (do tỷ lệ tái chế bắt buộc với xe mô tô hai bánh 0,5%). Để đáp ứng quy cách tái chế, doanh nghiệp phải tái chế và thu hồi tối thiểu 40% khối lượng vật liệu từ 50 tấn xe mô tô hai bánh, tức là phải thu hồi được tối thiểu 20 tấn (= 50 tấn x 40%) và đáp ứng một trong các giải pháp tái chế theo quy định.

DANH MỤC LOẠI BAO BÌ PHẢI ĐƯỢC TÁI CHẾ KÈM THEO TỶ LỆ TÁI CHẾ VÀ QUY CÁCH BẮT BUỘC

TT

(1)

Phân nhóm sản phẩm, bao bì

(2)

Danh mục sản phẩm, bao bì

(3)

Tỷ lệ tái chế bắt buộc cho 3 năm đầu tiên

(4)

Quy cách tái chế bắt buộc

(Thu hồi tối thiểu 40% khối lượng của sản phẩm, bao bì được tái chế theo tỷ lệ tái chế bắt buộc)

(5)

E. PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

     

33

E.1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

E.1.1. Xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh

0,5%

Giải pháp tái chế được lựa chọn:

1. Thu hồi, tái sử dụng các bộ phận, thiết bị bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

2. Sản xuất thanh, phôi kim loại làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.

3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

4. Sản xuất bột cao su hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

5. Sản xuất hạt thủy tinh có kích thước < 5mm làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp.

6. Sản xuất các sản phẩm khác.

34

E.1.2. Xe gắn máy kể cả xe máy điện, xe đạp điện

0,7%

35

E.1.3. Xe ô tô chở người (đến 09 chỗ ngồi)

0,5%

36

E.1.4. Xe ô tô chở người (trên 09 chỗ ngồi)

0,5%

37

E.1.5. Xe ô tô chở hàng (xe ô tô tải) các loại

0,5%

38

E.1.2. Xe gắn máy kể cả xe máy điện, xe đạp điện

E.2.1. Xe, máy công trình tự hành các loại

01%

Giải pháp tái chế được lựa chọn:

1. Thu hồi, tái sử dụng các bộ phận, thiết bị bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

2. Sản xuất thanh, phôi kim loại làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.

3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

4. Sản xuất bột cao su hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

5. Sản xuất hạt thủy tinh có kích thước < 5mm làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp.

6. Sản xuất các sản phẩm khác.

Xem thêm:

Nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, Tã lót, bỉm, băng vệ sinh đóng quỹ bảo vệ môi trường từ ngày 1 tháng 1 năm 2022!

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR)!

EPR - Hướng dẫn đăng ký kế hoạch, báo cáo tái chế và kê khai đóng góp tài chính vào quỹ bảo vệ môi trường!

Tỷ lệ tái chế bắt buộc và quy cách tái chế nhóm dầu nhớt được quy định như thế nào?

Môi Trường Á Châu tổng hợp, nội dung mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế các văn bản pháp luật hiện hành. Trường hợp Quý Khách hàng cần tư vấn chuyên sâu cho trường hợp cụ thể, vui lòng liên hệ các kênh chính thức của Chúng tôi qua hotline 1900 545450 – 033 835 1122 hoặc để lại yêu cầu tại www.moitruongachau.com.

Nguồn: Môi Trường Á Châu

Reviews