Thủy tinh được tạo thành từ cát, soda và đá vôi. Là vật liệu thiết yếu, phổ biến trong đời sống của chúng ta. Chính vì thế, hàng nghìn tấn chất thải thủy tinh phát sinh mỗi ngày sau sử dụng. Tại Việt Nam, khối lượng rác thải rắn tăng mỗi năm từ 10-16%, theo ước tính từ thành phần rác thải đô thị thì thuỷ tinh chiếm 4% tổng lượng rác thải rắn. Thuỷ tinh khả năng tái chế cao, tuy nhiên tỷ lệ tái chế thuỷ tinh ở Việt Nam vẫn rất thấp chỉ khoảng 15% (nhôm tỷ lệ tái chế 70%; nhựa dao động từ 32% - 45%), trong khi đó chúng là loại rác thải không thể phân hủy. Do vậy nếu không có các biện pháp tái chế thì chúng sẽ tồn tại vĩnh viễn trong môi trường.
Nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn, hoạt động thu hồi tái chế thủy tinh nhận được sự tham gia mạnh mẽ, sâu rộng từ nhiều bên liên quan. Từ các cơ quan quản lý nhà nước với vai trò xây dựng chính sách, đến các tổ chức xã hội trong công tác truyền thông, cùng với đó là sự tham gia của các đơn vị tái chế, doanh nghiệp sản xuất, các chuỗi nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại,... Sự phối hợp giữa các bên từng bước hướng đến một nền sản xuất và tiêu dùng bền vững hơn tại Việt Nam.
TÁI CHẾ THỦY TINH – VÌ MỘT VÒNG ĐỜI XANH CHO THỦY TINH
Một chai thủy tinh tái chế cho ra đời 1 chai thủy tinh với cùng trọng lượng. Tái chế 100% tạo một vòng lặp vĩnh viễn!
Mỗi tấn thủy tinh tái chế giúp:
Theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP, các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu sản phẩm, bao bì có trách nhiệm tái chế sau khi sản phẩm được tiêu dùng. Và tỷ lệ tái chế bắt buộc đối với bao bì thuỷ tinh là từ 15%
Phân nhóm sản phẩm, bao bì |
Danh mục sản phẩm, bao bì |
Tỷ lệ tái chế bắt buộc cho 3 năm đầu tiên |
Quy cách tái chế bắt buộc ( Thu hồi tối thiểu 40% khối lượng của sản phẩm, bao bì được tái chế theo tỷ lệ tái chế bắt buộc) |
A.4.Bao bì thủy tinh | A.4.1.Chai,lọ, hộp thủy tinh | 15% |
Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Làm sạch và tái sử dụng đảm bảo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2. Xay nghiền thành cullet phục vụ sản xuất thủy tinh 3. Xay, nghiền thành cốt liệu phục vụ xây dựng |
Môi Trường Á Châu luôn hướng đến đồng hành cùng các Cơ quan, Đơn vị, Tổ chức, Cá nhân,… thúc đẩy những dự án môi trường hướng tới tính bền vững: truyền thông giảm thiểu - phân loại rác tại nguồn, các hoạt động thu hồi sản phẩm sau sử dụng, ….. để các nhóm sản phẩm/chất thải thu hồi sẽ tham gia vòng tuần hoàn mới, nâng cao giá trị chất thải bằng các giải pháp tái sử dụng/ tái chế hoặc chuyển đổi thành nguồn nguyên liệu, nhiên liệu thay thế,… và cuối cùng, các nhóm chất thải còn lại được xử lý bằng các giải pháp có lợi cho môi trường, không gây ô nhiễm thứ cấp, tiến tới thay thế phương pháp chôn lấp.
Môi trường Á Châu tổng hợp.