GIẢI PHÁP THU HỒI TÁI CHẾ ẮC QUY - PHỤC HỒI NĂNG LƯỢNG XANH

Monday, 26/05/2025, 11:08 GMT+7

Ắc quy axit-chì được phát minh vào năm 1859 và đã trở thành nguồn năng lượng không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, từ giao thông đến viễn thông và công nghiệp. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng của các hoạt động công nghiệp và hệ thống hạ tầng tại Việt Nam đã kéo theo lượng ắc quy chì thải phát sinh ngày càng lớn. Việc quản lý và tái chế ắc quy chì thải một cách đúng đắn trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết để bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững. Điều này vừa là một thách thức lớn trong công tác quản lý chất thải, vừa mở ra cơ hội cho các dịch vụ tái chế chuyên nghiệp.

VÌ SAO ẮC QUY CHÌ THẢI NGUY HẠI?

Đây là loại chất thải nguy hại tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng do chứa các thành phần nguy hại. Việc thải bỏ ắc quy chì không đúng quy trình dẫn đến rò rỉ các chất độc hại như axit sulfuric và chì vào đất và nước. Chì là kim loại nặng có khả năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và lâu dài, có thể làm ô nhiễm nguồn nước ngầm và gây hại cho hệ sinh thái. Thậm chí, ắc quy còn có nguy cơ cháy nổ nếu không được xử lý cẩn thận.

Bên cạnh tác động môi trường, việc tiếp xúc với chì còn gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm tổn thương hệ thần kinh, não, thận, hệ sinh sản và tim mạch. Trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương bởi ngộ độc chì, dẫn đến giảm chỉ số thông minh và các vấn đề phát triển khác. Khí thải từ axit sulfuric cũng có thể gây ra các vấn đề về hô hấp. Những nguy cơ sức khỏe này không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn là mối quan tâm lớn của cộng đồng.

QUY TRÌNH THU GOM – VẬN CHUYỂN – XỬ LÝ – THU HỒI TÁI CHẾ:

 

TRÁCH NHIỆM MỞ RỘNG CỦA NHÀ SẢN XUẤT (EPR) TRONG VIỆC THU GOM, TÁI CHẾ ẮC QUY 

Theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020Nghị định 05/2025/NĐ-CP, các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu sản phẩm, bao bì có trách nhiệm tái chế sau khi sản phẩm được tiêu dùng. Và tỷ lệ tái chế bắt buộc đối với bao bì thuỷ tinh là từ 15%

Môi Trường Á Châu luôn hướng đến đồng hành cùng các Cơ quan, Đơn vị, Tổ chức, Cá nhân,… thúc đẩy những dự án môi trường hướng tới tính bền vững: truyền thông giảm thiểu - phân loại rác tại nguồn, các hoạt động thu hồi sản phẩm sau sử dụng, ….. để các nhóm sản phẩm/chất thải thu hồi sẽ tham gia vòng tuần hoàn mới, nâng cao giá trị chất thải bằng các giải pháp tái sử dụng/ tái chế hoặc chuyển đổi thành nguồn nguyên liệu, nhiên liệu thay thế,… và cuối cùng, các nhóm chất thải còn lại được xử lý bằng các giải pháp có lợi cho môi trường, không gây ô nhiễm thứ cấp, tiến tới thay thế phương pháp chôn lấp.

Bài viết hữu ích?
5/5
(1 đánh giá)
Reviews