Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023: “Môi trường nông thôn - thực trạng và giải pháp”

Thursday, 20/02/2025, 11:02 GMT+7

Ngày 31/12/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Công văn số 9352/BTNMT-KSONMT, công bố về Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 với chủ đề “Môi trường nông thôn - thực trạng và giải pháp”.

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 sẽ cung cấp thêm thông tin, dữ liệu hữu ích về hiện trạng môi trường nông thôn trong bối cảnh hiện nay, kịp thời hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, Báo cáo cũng là nguồn tài liệu tham khảo chính thống, phục vụ công tác nghiên cứu và phổ biến thông tin cho cộng đồng.

Mời Quý Khách xem và tải báo cáo: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 với chủ đề “Môi trường nông thôn - thực trạng và giải pháp”.

Nội dung chính của báo cáo hiện trạng:

Chương I. Tổng quan về kinh tế - xã hội khu vực nông thôn
Chương II. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nông thôn
Chương III. Hiện trạng môi trường nông thôn
Chương IV. Tác động của ô nhiễm môi trường nông thôn
Chương V. Công tác quản lý và bảo vệ môi trường nông thôn
Chương VI. Những tồn tại, hạn chế và giải pháp tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ môi trường nông thôn

Tình hình xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học tại một số địa phương

Số lượng bể chứa bao bì hóa chất bảo vệ thực vật sau sử dụng tại một số địa phương giai đoạn 2021 – 2023 Số lượng bể chứa bao bì hóa chất bảo vệ thực vật sau sử dụng tại một số địa phương giai đoạn 2021 – 2023 (Thiết kế: Môi Trường Á Châu)

Theo Báo cáo công tác BVMT ngành nông nghiệp năm 2023, đã có 48/63 tỉnh, thành phố có văn bản chỉ đạo về hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao bì hóa chất BVTV sau sử dụng; 42/63 tỉnh, thành phố có 57.910 bể thu gom. Số lượng bể và mật độ xây dựng bể của mỗi địa phương là rất khác nhau, tuy nhiên nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Việc quản lý các bể còn gặp nhiều khó khăn như nông dân bỏ lẫn cả CTRSH gây đầy bể, việc thu gom chưa thường xuyên, do đó không hiếm gặp những vỏ bao bì bị vứt bỏ bừa bãi trên đồng ruộng canh tác.

72 nghìn tấn chất thải nhựa từ vỏ bao bì thức ăn chăn nuôi

Theo Báo cáo công tác BVMT ngành nông nghiệp năm 2023, tính đến năm 2023 cả nước phát sinh khoảng 68,92 triệu tấn CTR và khoảng trên 260,48 triệu 30 lít chất thải lỏng; 72 nghìn tấn chất thải nhựa từ vỏ bao bì thức ăn chăn nuôi và có xu hướng tăng trong những năm tới. Theo vùng sinh thái nông nghiệp, Đông Bắc, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ là nhóm vùng phát sinh lượng CTR lớn nhất lần lượt là 19% và 17%, thấp nhất là Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, cùng chiếm 10% tổng lượng CTR phát sinh từ hoạt động chăn nuôi.

Chất thải phát sinh từ hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản

Theo ước tính của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản cho giai đoạn 2021 - 2022 (VIFEP, 2022), mỗi năm lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phát sinh khoảng 1.179.170 tấn bùn thải với tỷ lệ được xử lý là 27%; 331,7 tấn CTR (vỏ bao bì thức ăn, thuốc thú y, CTR khác) với tỷ lệ được xử lý là 20%; hơn 1,68 triệu m3 nước thải với tỷ lệ được xử lý là 41% và 175.000 tấn bạt lót ao nuôi tôm thâm canh. Như vậy vẫn còn khoảng trên 860.000 tấn bùn thải, 263 tấn CTR, 960 nghìn m3 nước thải chưa được xử lý, trực tiếp xả thải ra môi trường.

Các loại CTR phát sinh trong quá trình nuôi trồng bao gồm: bạt lót ao nuôi, vỏ chai lọ thuốc thú y thủy sản, bao bì thức ăn, quạt nước, đường ống cấp thoát nước, dây sục khí, phao nhựa, phao xốp làm vật liệu nổi trong nuôi biển lồng bè… Phần lớn các chất thải này sẽ được ve chai thu gom một phần, phần lớn còn lại chủ yếu đốt hoặc chôn lấp.

Phế phụ phẩm phát sinh từ hoạt động chế biến nông sản thực phẩm

phế phụ phẩm nông nghiệp: bã mía, vỏ trấu, vỏ điều, vỏ dừa, rơm rạ,...Phế phụ phẩm nông nghiệp: bã mía, vỏ trấu, vỏ điều, vỏ dừa, rơm rạ,...

Ở các vùng trồng điều, mía, cà phê như Tây Nguyên, tính riêng trong sản xuất đường, mỗi năm dư thừa khoảng 1,0 triệu tấn bã mía và 600.000 tấn mật rỉ, 35 chế biến điều mỗi năm có khoảng 400.000 tấn vỏ thô… nhưng chưa được tận dụng, tái chế. Ở các vùng trồng dứa như đồng bằng sông Cửu Long hay một số địa phương phía Bắc như các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình, ước tính 01 ha dứa phá đi để trồng lại sau 02 vụ thu quả sẽ để lại 50 tấn lá dứa mỗi năm; 01 tấn dứa đưa vào chế biến theo quy trình chế biến dứa đông lạnh cho 0,25 tấn thành phẩm và 0,75 tấn phụ phẩm; 01 tấn dứa đưa vào chế biến theo quy trình đóng hộp được 0,35 tấn thành phẩm và 0,65 tấn phụ phẩm… Các phế phẩm nêu trên nếu không được thu gom, xử lý thì sẽ ô nhiễm môi trường đất, nước, đặc biệt là phát tán mùi hôi thối ra môi trường xung quanh.

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 xây dựng nhằm phản ánh thực trạng chất lượng môi trường ở nông thôn, nhận diện các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, các vấn đề môi trường bức xúc, nổi cộm ở khu vực nông thôn trong thời gian qua cũng như nhận diện các sức ép, nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nông thôn, từ đó đề xuất, kiến nghị các giải  pháp tăng cường hiệu quả công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường và cải thiện chất lượng môi trường ở nông thôn trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lựa chọn chủ đề “Môi trường nông thôn - Thực trạng và giải pháp” để xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023.

Nguồn: Môi Trường Á Châu tổng hợp, trích dẫn, chia sẻ. 

Bài viết hữu ích?
0/5
(0 đánh giá)
Reviews