Ảnh hưởng của chất thải thực phẩm đến biến đổi khí hậu toàn cầu

Wednesday, 11/09/2024, 03:06 GMT+7

Mỗi năm, khoảng 2,5 tỷ tấn chất thải thực vật được tạo ra và xử lý bằng cách đưa đến các bãi chôn lấp. Phương pháp xử lý này gây ô nhiễm nguồn nước, đất và giải phóng lượng lớn khí mê-tan, một trong những khí nhà kính độc hại nhất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Chất thải thực phẩm là gì?

Rác thải thực phẩm bao gồm các mảnh vụn thực phẩm và chất thải liên quan đến việc chế biến, xử lý và tiêu thụ thực phẩm. Bao gồm các loại thực phẩm đã hết hạn, thức ăn thừa từ bữa ăn, các mảnh vụn thực phẩm, vỏ trái cây, vỏ bắp, vỏ trứng và các chất thải thực phẩm khác. Chất thải thực phẩm là chủ yếu đến từ quá trình sinh hoạt của con người và là một phần của rác thải sinh hoạt.

Hiện trạng xử lý chất thải thực phẩm ở Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang thải ra môi trường khoảng 60.000 tấn rác sinh hoạt một ngày, trong đó khoảng 60% là rác thải sinh hoạt đô thị. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trên 70% lượng rác này được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, trong đó chỉ có khoảng dưới 20% là được chôn lấp hợp vệ sinh. Lượng rác chôn lấp không hợp vệ sinh đang hàng ngày gây ô nhiễm cho môi trường đất, môi trường nước và không khí. Vấn đề này trở nên đặc biệt nghiêm trọng ở các thành phố lớn.

Tại Tp.Hồ Chí Minh, mỗi ngày phát sinh khoảng 10.000 tấn rác thải sinh hoạt đô thị. Thành phố đã kêu gọi được nhiều nhà đầu tư xử lý rác thải hàng chục năm trước nhưng chủ yếu là dùng phương pháp chôn lấp.

Ngoài ra, các thành phố lớn khác đều gặp khó khăn trong vấn đề quản lý và xử lý rác thải. Tại Cần Thơ đã có nhà máy đốt rác phát điện với công suất 400 tấn/ngày, nhưng đang gặp vấn đề về khí thải. Lượng khí thải chiếm tới 5% tổng lượng rác xử lý với nguy cơ chứa các chất gây ung thư như furan và dioxin. Tại Hải Phòng, lượng rác phát sinh vào khoảng 700-800 tấn/ngày. Một số khu xử lý như khu chôn lấp Tràng Cát hay nhà máy phân compost tỏ ra không hiệu quả. Hiện thành phố đang có kế hoạch kêu gọi các nhà đầu tư xử lý rác theo công nghệ hiện đại hơn.

Chất thải thực phẩm bắt nguồn từ đâu?

Chất thải thực phẩm hiện nay chủ yếu đến từ quá trình sinh hoạt của con người, được tạo ra từ việc Thất Thoát thực phẩm và Lãng Phí thực phẩm.

Thất thoát thực phẩm là sự giảm số lượng và chất lượng lương thực, xảy ra trong quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, sử dụng. Nó xảy ra trong quá trình sản xuất và thu hoạch do không đủ kỹ năng, thiên tai…, thực phẩm còn bị thất thoát trong quá trình bảo quản và vận chuyển, dẫn đến thực phẩm bị hỏng. Tất cả điều này sinh ra khối lượng Rác thải thực phẩm khổng lồ.

Lãng phí thực phẩm bao gồm rác thải thực phẩm, thức ăn thừa, thức ăn bị hỏng, hết hạn không còn ăn được, xảy ra ở các khâu sản xuất, chế biến, bán lẻ và tiêu dùng. Từ Thực phẩm không đủ tiêu chuẩn còn sót lại ở khâu sản xuất và thu hoạch, thực phẩm hết hạn tại các của hàng bán lẻ, đến những thức ăn bỏ đi trong quá trình sơ chế, chế biến, và cả trên bàn ăn của con người thường xuyên diễn ra tại những nơi có hoạt động, dịch vụ ăn uống của con người (nhà ở, nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp, siêu thị, trường học,…). Đôi khi, lãng phí thực phẩm cũng có thể xảy ra do cung vượt quá cầu trên thị trường.

Ảnh hưởng của chất thải thực phẩm đến biến đổi khí hậu toàn cầu

Lượng chất thải thực phẩm mà con người tạo ra không chỉ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của chính con người. Các tác hại của chất thải thực phẩm không được xử lý đúng cách có thể kể đến như là:

1. Lãng phí tài nguyên thiên nhiên 

Lãng phí tài nguyên là ảnh hưởng lớn nhất là rác thải thực phẩm gây ra trong đó, tài nguyên nước, nhiên liệu và năng lượng là tài nguyên bị ảnh hưởng lớn nhất. Bằng cách lãng phí thực phẩm, chúng ta đang lãng phí nước ngọt. Do các quốc gia thiếu nước trầm trọng, với các quốc gia được dự đoán là sẽ không thể sinh sống được trong một vài thập kỷ nữa, việc bảo tồn nước ngọt hiện là một sứ mệnh hàng đầu của các quốc gia trên thế giới.

2. Gây ô nhiễm môi trường

Rác thải thực thực phẩm ảnh hưởng đến thực trạng biến đổi khí hậu. Đyâ là thực trạng mà không phải ai cũng nắm rõ. Khi thực phẩm bị thối rữa trong các bãi chôn lấp, chúng sẽ giải phóng khí mê-tan, một loại khí nhà kính mạnh gấp 25 lần so với khí cacbonic. Khi khí mêtan được giải phóng, nó tồn tại trong 12 năm và giữ nhiệt từ mặt trời, góp phần tạo ra 20% lượng khí thải nhà kính toàn cầu.

Thêm vào đó, việc chúng ta sử dụng các sản phẩm thực phẩm một cách vô trách nhiệm có tác động tiêu cực đến chính đất đai. Nền kinh tế thực phẩm đang dần làm suy thoái nguồn tài nguyên đất đai tự nhiên do quá trình chăn nuôi và trồng trọt. Ttrong tương lai, khả năng sản xuất sẽ giảm dần theo thời gian khi đất đai dần suy thoái. Chúng ta không chỉ phá vỡ cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà còn đang làm tổn hại đến sự đa dạng sinh học trong tự nhiên, vì việc chuyển đổi đất canh tác thành đồng cỏ sẽ gây mất môi trường sống cho động vật và cũng có thể phá vỡ nghiêm trọng chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái.

Kết luận:

Thực phẩm thải bỏ gây lãng phí nguồn lực và tạo ra các chi phí xử lý tốn kém. Do đó, việc xử lý chất thải thực phẩm đã và đang là một trong những vấn đề toàn cầu được quan tâm xử lý nhất. Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/06/2013 về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong đó có vấn đề về rác thải.

Để giảm tình trạng này, chúng ta cần chung tay và điều cần nhất chính là sự thay đổi từ ý thức của người dân. Nếu mỗi người dân sử dụng thực phẩm môt cách tiết kiệm và vừa đủ sẽ giúp tiết kiệm không chỉ là tiền mà còn cả các nguồn tài nguyên sản xuất ra chúng, vừa bảo vệ môi trường vừa góp phần vào sự phát triển bền vững.

Nguồn: Tổng hợp

Bài viết hữu ích?
0/5
(0 đánh giá)
Reviews