TPHCM: Phấn đấu 80% chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP được xử lý bằng công nghệ đốt rác phát điện hoặc tái chế

Thứ 4, 18/12/2019, 00:19 GMT+7

thu_gom_rac_dan_lap

Chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ cần được định hướng nghiên cứu, vận chuyển về xử lý tại Khu công nghệ môi trường Xanh (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An).


Định hướng đến năm 2025 - 2050:

Định hướng đến năm 2025, chất thải rắn được xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc (huyện Củ Chi), Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (huyện Bình Chánh) và Khu công nghệ môi trường Xanh (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An);

Giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2050, chất thải rắn được xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc (huyện Củ Chi) và Khu công nghệ môi trường Xanh (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An).

Các bãi chôn lấp cũ của TP (Gò Cát, Đông Thạnh) định hướng cải tạo phục vụ công cộng, xây dựng các mảng xanh cho TP (công viên).

Nghiên cứu quy hoạch trạm trung chuyển chất thải rắn trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, tiến tới xóa bỏ các trạm trung chuyển nằm trong khu dân cư đông; giảm số lượng, tăng diện tích và công suất của các trạm trung chuyển; giảm điểm hẹn thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên đường phố; quy hoạch các trạm trung chuyển chất thải nằm trên các tuyến đường vành đai của TP, thuận lợi giao thông, xa khu dân cư.

Nghiên cứu công nghệ ép kín và xây dựng ngầm các trạm trung chuyển. Có giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn công tác xử lý chất thải của TP.

Đồ án quy hoạch xử lý chất thải rắn sau khi được Thủ tướng Chính phủ duyệt sẽ được cập nhật vào quy hoạch chung, quy hoạch sử dụng đất của TP.

VIUP báo cáo đồ án quy hoạch xử lý chất thải rắn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn 2050

Ngày 28/11/2019, UBND TPHCM tổ chức hội nghị thẩm định đồ án quy hoạch xử lý chất thải rắn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn 2050 do Cơ Quan Thiết Lập Viện Quy Hoạch Đô Thị Và Nông Thôn Quốc Gia (VIUP ) thực hiện. Ông Võ Văn Hoan - Phó chủ tịch UBND thành phố chủ trì hội nghị. Viện trưởng VIUP Lưu Đức Cường tham dự hội nghị.

Nội dung tóm tắt đồ án: Theo đó, quy hoạch xử lý chất thải rắn TPHCM nhằm:

  • Giảm thiểu CTR phát sinh tại nguồn, tăng cường tái sử dụng, tái chế; áp dụng các công nghệ xử lý CTR tiên tiến, hạn chế chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất, kinh phí xây dựng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
  • Một trong những nội dung trọng tâm là xác định phương thức phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn; quy hoạch mạng lưới trạm trung chuyển đảm bảo phục vụ mang tính liên quận/huyện với công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu thu gom, vận chuyển và xử lý CTR của thành phố theo từng giai đoạn.
  • Xác định các cơ sở xử lý chất thải rắn và phạm vi phục vụ đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải rắn trên toàn thành phố.
  • Nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp chất thải rắn, cải thiện chất lượng môi trường, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững đô thị...

Về phạm vi nghiên cứu trực tiếp theo ranh giới hành chính thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 2.059,63km2 (bao gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành). Vị trí khu vực nghiên cứu được giới hạn như sau: Phía Bắc giáp giáp thành phố Bình Dương; Phía Đông và Đông Bắc giáp thành phố Đồng Nai; Phía Đông Nam giáp thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu; Phía Tây Bắc giáp thành phố Tây Ninh; Phía Tây và Tây Nam giáp thành phố Long An và Tiền Giang. Phạm vi nghiên cứu gián tiếp có diện tích khoảng 30.404 km2, dân số khoảng 18 triệu người.

Đồ án đưa ra định hướng quy hoạch đối với CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp, CTR y tế, CTR xây dựng, CTR bùn thải bao gồm thu gom phân loại, định hướng trạm trung chuyển, giải pháp xử lý, định hướng các cơ sở xử lý. Cụ thể:

  • Giai đoạn đến năm 2025 có: 35 trạm trung chuyển CTR sinh hoạt; 39 điểm lưu chứa CTR y tế; 14 trạm trung chuyển CTR xây dựng; Không bố trí trạm trung chuyển CTR công nghiệp, bùn thải
  • Giai đoạn sau 2025: Giữ lại 27 trạm trung chuyển CTR sinh hoạt (bổ sung 02 trạm trung chuyển cấp thành phố); Hình thành điểm trung chuyển CTR công nghiệp cấp thành phố tại Khu liên hợp xử lý CTR Tây Bắc; Tiếp tục vận hành 39 điểm lưu chứa CTR y tế; Tiếp tục vận hành 14 trạm trung chuyển CTR xây dựng; Không bố trí trạm trung chuyển bùn thải.

Tại khu liên hợp xử lý CTR Đa Phước (614ha)- xây dựng 181,5ha bao gồm:

  • Khu vực tiếp nhận, phân loại và trung chuyển: 5,0ha
  • Khu vực tái chế: 46,5ha
  • Khu vực chôn lấp hợp vệ sinh: 55,5ha
  • Khu vực chế biến phân compost 10,5ha
  • Khu vực lò đốt và chôn lấp chất thải công nghiệp, nguy hại 17,0ha
  • Khu vực xử lý bùn thải 47ha

Tại khu liên hợp xử lý CTR Tây Bắc (687ha)- xây dựng 284 ha bao gồm:

  • Khu vực tiếp nhận, phân loại và trung chuyển: 10,0ha
  • Khu vực tái chế: 23,5ha
  • Khu vực chôn lấp hợp vệ sinh: 19,5ha/42,0ha
  • Khu vực chế biến phân compost 91,5ha
  • Khu vực lò đốt và chôn lấp chất thải công nghiệp, 38,0ha/85ha
  • Khu vực xử lý bùn thải 32ha

Tại khu liên hợp xử lý CTR Tân Thành (1.000ha/1.750ha)- xây dựng 350 ha bao gồm:

  • Khu vực tiếp nhận, phân loại: 25,0ha
  • Khu công nghiệp tái chế: 25,0ha
  • Khu vực chế biến phân compost 105,0ha
  • Khu vực chôn lấp hợp vệ sinh: 90,0ha
  • Khu vực lò đốt và chôn lấp chất thải công nghiệp, nguy hại 50,0ha
  • Khu vực xử lý bùn thải 55,0ha

Bên cạnh đó đồ án đề xuất công nghệ phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội khả năng phân loại tính chất, thành phần CTR của từng địa phương; đề xuất hệ thống quản lý, cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển và xử lý CTR cũng như xây dựng kế hoạch, lộ trình và xác định nguồn lực thực hiện.

Tại hội nghị, các nhà phản biện và thành viên hội đồng thẩm định đã đóng góp bổ sung một số ý kiến hoàn thiện nội dung nghiên cứu của đồ án.

Nguồn:

http://www.hochiminhcity.gov.vn/

https://www.viup.vn/vn/Tin-VIUP-n2-VIUP-bao-cao-do-an-quy-hoach-xu-ly-chat-thai-ran-thanh-pho-Ho-Chi-Minh-den-nam-2025-tam-nhin-2050-d10645.html

Ý kiến bạn đọc