Những mối đe dọa đang "rình rập" vùng biển Việt Nam và thế giới

Thứ 3, 12/06/2018, 04:16 GMT+7

Rác thải nhựa và nước thải của các khu du lịch, khu dân cư ven biển đã và đang trở thành hiểm họa đối với môi trường biển quốc tế nói chung và môi trường biển Việt Nam nói riêng.

Theo thông tin từ Đại sứ quán Mỹ tại hội thảo về đại dương và ô nhiễm nhựa tổ chức ngày 7/5 ở Hà Nội, một nghiên cứu của ĐH Georgia (Mỹ) vào năm 2015 cho thấy, Việt Nam là nước đứng thứ tư thế giới trong việc gây ô nhiễm biển từ rác thải nhựa với việc xả thải khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa ra đại dương mỗi năm.

Hình ảnh có liên quan

Bãi biển dọc tuyến đường xã Cà Ná - vùng biển đẹp của Ninh Thuận đầy rác, trong đó rất nhiều rác thải nhựa - Ảnh. www.nld.com.vn

Tại lễ phát động “Tháng hành động vì môi trường” hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 05/06/2018 với chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”, Bà Caitlin Wiesen – Giám đốc quốc gia Chương trình phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam cũng chia sẻ: “Nếu cứ tiếp diễn như hiện tại đến năm 2030 đại dương của chúng ta bì nhựa nilon nhiều hơn là cá”.

Rác thải nhựa khi phân hủy sẽ phân tách ra thành những phân tử nhựa rất nhỏ, mắt thường không thể nhìn thấy được, hòa lẫn trong nước. Các loài sinh vật ở biển thay vì ăn thức ăn hữu cơ lại ăn phải phân tử nhựa này, bị nhiễm độc và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người khi ăn những loại hải sản đó.

Bên cạnh rác thải nhựa, cùng với sự phát triển ồ ạt của ngành du lịch biển, nước thải cũng đang trở thành mối đe dọa “rình rập” các vùng biển Việt Nam và thế giới.

Tại Philippine, Chính phủ buộc phải đóng cửa bãi biển Boracay – bãi biển đứng thứ 2 trong số 25 bãi biển của châu Á và xếp hạng 24 trên thế giới theo đánh giá của giải thưởng Travellers' Choice năm 2018 của TripAdvisor, trong vòng 6 tháng kể từ ngày 26/04/2018. Nguyên nhân của sự việc trên là các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà nghỉ ven biển phớt lờ quy định xây khu xử lý nước, rác thải riêng. Thay vào đó, họ xả thẳng vào các con kênh được dùng để chứa nước mưa. Chính những sai phạm trên đã làm tăng lượng vi khuẩn coliform trong nguồn nước ở Boracay và kéo dài các đợt sinh sản của tảo.

Bãi biển Boracay trước và sau khi xuất hiện tình trạng tảo xanh mọc tràn lan. Ảnh. Internet

Còn tại Việt Nam, thành phố Đà Nẵng nhiều lần phải khuyến nghị khách du lịch và người dân địa phương hạn chế tắm biển gần các cửa xả ra biển Mỹ Khê – bãi biển từng được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Tốc độ gia tăng dân số, nhà cao tầng, khách sạn tăng trưởng nóng. Trong khi đó, công nghệ thoát nước vẫn là hệ thống thu gom chung cả nước mưa và nước thải, do đó mặc dù đã có các hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng thường xuyên bị quá tải, nước thải theo các cống xả thải ra biển gây ô nhiễm môi trường du lịch biển.

Dòng nước thải chảy tràn ra làm một đoạn bờ biển Mỹ Khê rộng hơn 20m bị xé toạc, tạo thành mương lớn gây ngăn cách. Ảnh. http://dwrm.gov.vn

Đó là một phần lý do “Ngăn ngừa ô nhiễm nhựa và khuyến khích các giải pháp vì sức khỏe của đại dương” được chọn làm chủ đề của Ngày Đại dương Thế giới 2018. Hơn bao giờ hết, các tổ chức, cá nhân kinh doanh và khách du lịch cần phải có những giải pháp cụ thể và thiết thực hơn để bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển; phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường đối với cuộc sống và sức khỏe của con người.

Tiềm năng phát triển du lịch biển của Việt Nam còn rất lớn, vì vậy các phương án phòng ngừa sự cố môi trường, xử lý chất thải, nước thải, nước thải, bảo vệ môi trường biển đúng cách và có sự phối hợp của nhiều bộ phận sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, phát triển bền vững và khai thác được tối đa lợi thế của địa phương.

---Môi Trường Á Châu---

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet